Hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can trong vụ “chuyến bay giải cứu”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam cùng bị truy tố trong vụ "chuyến bay giải cứu" |
Cáo trạng được ban hành sau 15 ngày Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an ra kết luận truy tố, theo Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự. VKSND tối cao phân công VKSND Tp Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm đối với vụ án này.
Theo đó, trong số 54 bị can bị truy tố có hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam cùng 19 người khác, trong đó có ông Nguyễn Quang Linh -nguyên Trợ lý Phó Thủ tướng, bà Nguyễn Thị Hương Lan - nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, cựu Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch Quảng Nam Trần Văn Tân bị cáo buộc tội Nhận hối lộ.
4 bị can bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: Trần Việt Thái - cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia và 3 cán bộ đơn vị này là Nguyễn Lê Ngọc Anh, Nguyễn Hoàng Linh, Đặng Minh Phương.
29 bị can còn lại bị truy tố về một trong các tội Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Riêng bị can Trần Thị Hà Liên, lao động tự do, bị truy nã về tội Môi giới hối lộ.
Theo cáo trạng, từ tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương, người dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không mất chi phí cách ly. Sau đó là các chuyến bay combo, người dân tự nguyện trả phí toàn bộ.
Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố - nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).
Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, nhà chức trách đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Riêng Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo.
Để có chi phí "bôi trơn" khi thực hiện các chuyến bay, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, "vẽ" thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch.
Theo VKS, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra giữa lúc Covid-19 căng thẳng. Các bị can đã lợi dụng dịch bệnh, bất chấp các quy định để trục lợi, khiến uy tín của Việt Nam bị giảm sút. Các hành vi này đã tạo điều kiện cho "thế lực thù địch xuyên tạc, kích động gây hoang mang trong nhân dân".
25 người đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để nhận hối lộ gần 165 tỷ đồng và gây thiệt hại 10 tỷ đồng. 23 người là đại diện doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng, 4 người môi giới hối lộ gần 75 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt gần 25 tỷ đồng. Trong đó, Phạm Trung Kiên, cựu thư ký thứ trưởng Y tế, nhận hối lộ 253 lần, tổng cộng 42,6 tỷ đồng; Vũ Anh Tuấn, cựu Phó phòng tham mưu Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, nhận 49 lần 27,3 tỷ đồng; Nguyễn Hương Lan, cựu Cục trưởng Lãnh sự Bộ Ngoại giao 32 lần nhận 25 tỷ đồng; cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng nhận 37 lần tổng 21,5 tỷ đồng...
Ngoài hành vi đưa nhận hối lộ để thực hiện chuyến bay giải cứu, VKS xác định còn có nhóm bị can đã móc ngoặc để chạy án cho doanh nghiệp. Theo cáo trạng, cựu thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội, đã nhận 2,65 triệu USD (khoảng 61,6 tỷ đồng) để chạy án cho Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng và Phó tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh.
Ông Tuấn khai trừ đi 400.000 USD giữ lại, đã đưa hết 2,25 triệu USD cho bị can Hoàng Văn Hưng (cựu trưởng phòng điều tra Cục An ninh điều tra Bộ Công an) theo từng lần Hằng chuyển tiền đến.
Danh sách 55 cá nhân bị khởi tố, truy nã trong vụ án các chuyến bay giải cứu | |
Vụ “chuyến bay giải cứu”: Bán quyền được tổ chức các chuyến bay combo |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại