Hòa giải viên “mát tay”, giữ niềm vui cuộc sống
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBuổi làm việc của tổ hòa giải với lãnh đạo UBND xã Vân Canh |
Trong câu chuyện của mình, bà nói, những năm gần đây, người dân đổ về xã Vân Canh sinh sống tăng lên nhanh, cũng vì thế đã phát sinh nhiều vụ việc mâu thuẫn... Từ những mâu thuẫn, tranh chấp của người dân, chính quyền địa phương đã nhóm thành 2 “vấn đề”. Nếu các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn trong khu dân cư, va chạm, ly hôn, không liên quan đến trật tự xây dựng, đất đai thì chính quyền địa phương sẽ giao cho tổ hòa giải ở thôn, xóm làm công tác vận động, tuyên truyền hòa giải.
Các vấn đề mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp đất đai, trật tự xây dựng thì sau khi tiếp nhận đơn của người dân, xã giao cho cán bộ chuyên môn như địa chính, xây dựng để tập hợp hồ sơ trong quá trình quản lý, lưu trữ tại xã để xác minh đơn công dân phản ánh. Sau đó, cán bộ xã sẽ mời công dân cùng các ban ngành đoàn thể của xã lên hòa giải.
Cầm trên tay Ấn phẩm PL&XH, bà Đàm Thị Đông Hà giãi bãy, bấy lâu, cập nhật các quy định pháp luật từ ấn phẩm, bà tự tin với vốn tri thức ngày càng được bồi đắp. Bà còn học hỏi thêm được kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải từ những câu chuyện, những gương hòa giải viên được đăng tải trên Ấn phẩm PL&XH.
Kể lại câu chuyện hòa giải đáng nhớ nhất, bà Đông Hà cho hay, có một vụ việc mâu thuẫn giữa hai vợ chồng ở gần khu vực bà sinh sống. Chuyện không có gì to tát nhưng hai vợ chồng đã không tìm được tiếng nói chung, mỗi bên đều nghĩ theo cách của mình nên thành vợ chồng mâu thuẫn. Khi biết tin hai vợ chồng mâu thuẫn, bà đã đến gia đình vợ chồng trẻ kia gặp riêng từng người một. Chồng đi làm, vắng nhà thì bà gặp riêng vợ để hỏi rõ nguyên nhân lý do làm sao mà hai vợ chồng lại to tiếng, khiến các con lo lắng, sợ hãi,...
Sau đó, bà được người vợ chia sẻ, cháu đi làm suốt ngày, chồng cháu cũng đi làm, hết giờ làm lại không về đỡ đần vợ con mà suốt ngày la cà hàng quán, rượu chè, thậm chí còn chơi lô đề nên tiền đi làm đưa cho vợ không đáng kể, cuộc sống hàng ngày người vợ phải lo toan nên gánh nặng kinh tế đè lên vai người phụ nữ nhiều khiến người vợ rất bức xúc, mâu thuẫn.
Nắm bắt được thông tin, ngày hôm sau, bà Hà đã gặp riêng người chồng, lắng nghe, chia sẻ về tâm trạng người phụ nữ khi gặp người chồng như vậy thì rất buồn, đau khổ. Vậy nên, người chồng phải cố gắng thu xếp công việc cùng chia sẻ, gánh vác về kinh tế, công việc trong gia đình, nuôi dạy con cái với vợ. Từ đó, hai vợ chồng làm ăn xây dựng kinh tế gia đình mới tốt lên, vững lên.
Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thanh Lan, công chức tư pháp - hộ tịch xã Vân Canh cho biết, trong những năm qua, hòa giải viên xã Vân Canh đã hòa giải được nhiều vụ việc thành công, tỉ lệ hòa giải thành cao. Bên cạnh công tác hòa giải thành, xã Vân Canh vẫn thường xuyên kiện toàn các tổ hòa giải, hướng dẫn, cung cấp tài liệu cho các hòa giải viên trên địa bàn nắm bắt các quy định pháp luật cũng như các kiến thức, kỹ năng liên quan đến hòa giải.
Đặc biệt, các tổ hòa giải cơ sở được cấp phát Ấn phẩm PL&XH miễn phí đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tiếp cận với kiến thức pháp luật. Ấn phẩm với chuyên mục “Cẩm nang cho hòa giải viên” trợ giúp đắc lực, giúp hòa giải viên nâng cao kỹ năng hòa giải.
Hòa giải viên cần có các kỹ năng lắng nghe và giao tiếp với các bên | |
Nữ hòa giải viên gắn kết tình làng, nghĩa xóm | |
Nâng cao kỹ năng hòa giải cơ sở cho hòa giải viên |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại