Thứ sáu 08/11/2024 07:24
Vĩnh Phúc

Hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đạt hiểu quả cao

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại buổi họp giao ban trực tuyến do Bộ Lao động - TB&XH vừa tổ chức đầu tháng 8-2021, Vĩnh Phúc được ghi nhận là một trong số ít địa phương triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đạt hiểu quả cao.

Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động gần 61 tỷ đồng…

Sáng 12-8, trao đổi với PV Pháp luật & Xã hội, lãnh đạo Sở Lao động – TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, mặc dù có những khó khăn thách thức, nhưng Vĩnh Phúc là địa phương nằm trong số ít (chưa đến 10 địa phương trong cả nước) triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Đây là một nỗ lực rất ý nghĩa, góp phần tích cực ngăn chặn tác hại của dịch bệnh, giúp người dân và doanh nghiệp vững tin cùng nhau quyết tâm đẩy lui và chiến thắng dịch bệnh.

Cụ thể, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 5824/UBND-KT3 ngày 19-7-2021, Thông báo số 186/TB-UBND ngày 21-7-2021. Căn cứ tình hình và kết quả triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Sở Lao động – TB&XH Vĩnh Phúc đã nhanh chóng kịp thời thực hiện công tác tham mưu với UBND tỉnh, đồng thời ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện bám sát quan điểm, chủ trương của Chính phủ, cũng như của UBND tỉnh trong vấn đề hỗ trợ người lao động, chủ sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Theo thống kê, tính đến thời điểm 17g30’ ngày 11-8 Sở Lao động - TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, địa phương đã hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 3.424 đơn vị, với số lao động được giảm đóng: 173.655 lao động, số kinh phí giảm mức đóng tạm tính (01-7-2021 đến 30-6- 2022) là gần 61 tỷ đồng (60.935.298.580 đồng).

Hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đạt hiểu quả cao
Vĩnh Phúc là địa phương được ghi nhận đánh giá cao trong triển khai công tác hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 (ảnh minh họa)

Nhằm hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, Sở Lao động – TB&XH cũng đã ban hành văn bản gửi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn phối hợp liên xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề trong trường hợp phải thay đổi cơ cấu, công nghệ do dịch bệnh Covid-19.

Hỗ trợ người lao động được tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương cho 11 đơn vị (164 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và 53 người lao động mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 06 tuổi), với kinh phí đã được hỗ trợ: 680.585.000 đồng, trong đó: Đã xác nhận hồ sơ của 03 doanh nghiệp hỗ trợ cho 99 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và người lao động nuôi con chưa đủ 06 tuổi (16 người), với số tiền 381.435.000 đồng; Đã xác nhận 01 doanh nghiệp hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương cho lao động cho 16 lao động, với kinh phí đề nghị hỗ trợ: 59.360.000 đồng;

Đã xác nhận 01 doanh nghiệp hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương cho 09 lao động và 08 người lao động mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 06 tuổi, với kinh phí hỗ trợ 44.390.000 đồng; Đã xác nhận 03 doanh nghiệp hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương cho 30 lao động và 21 người lao động mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 06 tuổi, với kinh phí hỗ trợ 149.300.000 đồng;

Đã xác nhận 02 doanh nghiệp hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương cho 10 lao động và 8 người lao động mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 06 tuổi, với kinh phí hỗ trợ 46.100.000 đồng; Ngoài ra, đang thẩm định 13 đơn vị (06 doanh nghiệp và 07 cơ sở giáo dục mầm non) với 100 người lao động đã được xác nhận để chuyển hồ sơ về UBND cấp huyện thẩm định, phê duyệt.

Thiết thực hỗ trợ trẻ em, và người lao động tự do

Đến thời điểm ngảy 11-8, địa phương đã hỗ trợ người lao động ngừng việc cho 07 doanh nghiệp với 124 lao động ngừng việc và 102 người lao động mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 06 tuổi, số kinh phí hỗ trợ: 230.000.000 đồng.

Đã ban hành văn bản gửi các doanh nghiệp yêu cầu báo số lao động không đủ điều kiện thất nghiệp; Ban hành văn bản gửi UBND các huyện và Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh phối hợp cung cấp lao động chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục công lập và tư thục để làm yêu cầu UBND cấp huyện rà soát đến trực tiếp hướng dẫn đơn vị làm thủ tục hỗ trợ. Hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế 3.838 đối tượng được hỗ trợ với kinh phí 6.853.200.000 đồng.

Đặc biệt, việc triển khai chính sách hỗ trợ đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) theo quy định tại điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP cũng được các đơn vị liên quan tích cực rà soát thực hiện. Cụ thể, báo cáo của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 51.488 lao động tự do làm việc ở những ngành nghề phải dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của các cấp có thẩm quyền, đây cũng là những đối tượng được xác định bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19.

Ngay sau khi có Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 5-8 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Lao động-TB&XH đã ban hành Hướng dẫn số 05/HD-SLĐTBXH ngày 6-8 quy định về việc tiêu chí, trình tự, thủ tục, quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn, trong đó: Đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các Phòng Lao động-TB&XH, UBND xã, phường, thị trấn và các phòng ban chuyên môn liên quan triển khai thực hiện hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động do đại dịch Covid-19 trên địa bàn quản lý kịp thời, đúng đối tượng, phấn đấu hoàn thành chi trả đợt 01 xong trước ngày 30-8-2021.

Thực tế cho thấy, Vĩnh Phúc là địa phương đầu tiên ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, có nhiều công dân hiện sinh sống làm ăn, hợp tác làm ăn tại các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 như Bắc Ninh; Bắc Giang; TP. Hồ Chí Minh… nên các cơ quan chức năng của địa phương đã vào cuộc với tinh thần mạnh mẽ, quyết liệt khẩn trương nhằm hỗ trợ chính xác, kịp thời các đối tượng khó khăn.

Bằng những nỗ lực cố gắng của toàn hệ thống chính trị, Vĩnh Phúc trở thành một trong số ít địa phương triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân, và doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19, được Bộ Lao động – TB&XH ghi nhận, đánh giá cao.

Sỹ Hào
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động