Thứ năm 25/04/2024 05:48

Hậu quả căn bệnh của xã hội hiện đại khiến 30% người trên 60 tuổi mắc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Táo bón là chứng bệnh rất phổ biến, đặc biệt trong xã hội hiện đại có xu hướng tăng lên, khiến 30% người trên 60 tuổi mắc. Đây không phải là bệnh ác tính nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nếu để kéo dài sẽ phát sinh nhiều bệnh lý liên quan.
Hậu quả căn bệnh của xã hội hiện đại khiến 30% người trên 60 tuổi mắc
Chế độ ăn uống nhiều chất xơ, hạn chế chất béo sẽ giúp tiêu hoá dễ dàng hơn

Theo ThS-BS. Nguyễn Ngọc Đan, Phó trưởng khoa Phẫu Thuật Tiêu Hóa-BV Đa Khoa Xanh-Pôn, táo bón là chứng bệnh rất phổ biến, đặc biệt trong xã hội hiện đại bệnh này có xu hướng tăng lên. Tất cả các lứa tuổi đều có thể táo bón, nhưng xu hướng là người cao tuổi, dân số trên 60 tuổi chiếm 30%. Quá trình thăm khám, BS. Đan hay gặp các cháu nhỏ trong độ tuổi đi học vì đánh mất phản xạ đại tiện do ham chơi hoặc nhà vệ sinh của trường không sạch nên nhịn, dẫn đến phản xạ mất đi ngoài mà gây nên táo bón.

Phân tích nguyên nhân gây nên táo bón, BS. Đan cho biết, có 2 nhóm là táo bón nguyên phát và thứ phát. Táo bón nguyên phát là dạng hay đề cập đến, là dạng bệnh thường gây ra do đại tràng hoạt động kém, nhu động kém hoặc cũng có thể do trực tràng, hậu môn có vấn đề bất thường không thể tống chất thải ra được gây nên táo bón.

Táo bón thứ phát là hậu quả của bệnh lý khác, ví như bệnh nhân dùng thuốc hướng thần kéo dài-đặc biệt hơn là những bệnh lý vùng ống tiêu hoá, đại trực tràng, polyp thậm chí viêm hẹp đại trực tràng hay nặng nề nhất là khối u đại trực tràng cũng có thể biểu hiện bằng táo bón.

"Đây không phải là bệnh ác tính nhưng nếu để kéo dài gây nhiều hậu quả ảnh hưởng đến người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh", BS. Đan thông tin.

Hậu quả của táo bón kéo dài là bệnh trĩ vì khi đi cầu khó thì sẽ phải gắng sức. Thời gian đi đại tiện lâu hơn sẽ làm tăng áp lực của vùng hậu môn trực tràng, qua đó làm tăng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức, gây bệnh trĩ.

Táo bón cũng có nguy cơ gây nứt kẽ hậu môn. Hoặc táo bón kéo dài cũng có thể gây nên bệnh lý toàn thân do phân ứ đọng quá lâu trong cơ thể khiến cơ thể hấp thụ lại những chất độc tố quay trở lại đặc biệt là trẻ nhỏ gây chậm phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.

Để chẩn đoán bệnh táo bón, BS. Đan cho rằng, đây là chứng bệnh khá phổ biến, để chẩn đoán thì người dân cũng tự đánh giá được căn cứ vào các triệu chứng như: Người lớn đi đại tiện dưới 3 lần/tuần; phân to cứng hoặc nhỏ như viên bi; khi đi phải gắng sức, không hết phân; phải dùng tay hỗ trợ tháo phân ra ngoài.

Thực tế cho thấy, táo bón và trĩ có mối quan hệ qua lại với nhau, đa số cho rằng trĩ là hậu quả của táo bón tuy nhiên bệnh trĩ góp phần làm táo bón nặng hơn vì mỗi lần đi ra máu hoặc đau, sa khối nên bệnh nhân lo lắng, sợ không dám đại tiện càng làm cho tình trạng bệnh lý táo bón nặng hơn khiến bệnh trĩ bị ảnh hưởng. Rõ ràng 2 bệnh này có mỗi quan hệ qua lại với nhau.

Để điều trị bệnh táo bón cần xác định do nguyên nhân thứ phát hay nguyên phát. Nguyên phát có thể do nhiều nhóm (đại tràng co bóp yếu; sức bóp của trực tràng tống phân ra yếu hoặc cũng có thể do trực tràng, hậu môn không đồng bộ trong quá trình đại tiện). Vì vậy để điều trị hiệu quả thì phải chẩn đoán được táo bón, nguyên nhân gây táo bón từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả, bền vững.

Tuy nhiên, cách phòng táo bón hiệu quả nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Trong khẩu phần ăn cần tăng chất xơ giúp tiêu hóa tốt và tăng nhu động ruột. Ngoài ra giúp dự phòng một số bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, bệnh trĩ… Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, hạt lanh, rau xanh, táo, lê, cam, quýt, trái cây sấy khô, cây họ đậu…

Đồng thời, hạn chế thực phẩm giàu chất béo. Việc tiêu thụ những thực phẩm giàu chất béo không chỉ ảnh hưởng đến các bệnh chuyển hóa mà còn gây táo bón, đặc biệt là những thực phẩm như xúc xích, bánh pizza, bánh mì kẹp thịt… Thay vì tiêu thụ thịt có chất béo thì dùng thịt nạc như thịt gà, thịt lợn thăn…

Để tránh các vấn đề về tiêu hóa, nên ăn đúng giờ, đặc biệt các bữa ăn chính như bữa trưa, bữa tối. Cùng đó, uống nhiều nước cùng với khẩu phần ăn có nhiều chất xơ giúp ruột lưu thông tốt, phân mềm và dễ bài tiết ra ngoài.

Tăng cường vận động, bởi những bài tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, dự phòng táo bón, vì thế nhu động ruột hoạt động được tốt và phân được đào thải dễ dàng.

Và mọi người nên có thói quen đi toilette mỗi khi có nhu cầu, không nên nhịn tiểu lâu vì ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và có thể gây táo bón, ngoài ra còn tránh viêm đại tràng.

Những chất xơ phòng chống táo bón hiệu quả cho trẻ nhỏ
Dùng lá “mọi” chữa táo bón, bé 1 tuổi bị tan máu cấp
Táo bón lâu ngày, trẻ bị cắt 27cm đại tràng giãn
Những biến chứng khi trẻ bị táo bón lâu ngày
Phong Châu
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động