Thứ hai 25/11/2024 02:54

Hải Phòng: Chưa được sự đồng thuận, trạm BTS đã đi vào hoạt động

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau hơn một năm có kiến nghị về việc Viễn thông Hải Phòng lắp đặt trạm thu phát sóng di động (BTS) không xin ý kiến cộng đồng dân cư, trong khi chưa nhận được sự đồng thuận, trạm này đã đi vào hoạt động khiến cho người dân vô cùng bức xúc.
hai phong chua duoc su dong thuan tram bts da di vao hoat dong Cần có kế hoạch tổng thể về xây dựng trạm BTS thân thiện
hai phong chua duoc su dong thuan tram bts da di vao hoat dong Hải Phòng: Lo ảnh hưởng đến sức khỏe, người dân chặn xe chở vật liệu xây dựng trạm BTS

Đầu năm 2018, báo PL&XH đã đăng tải hai bài viết: “Hải Phòng: Lo ảnh hưởng đến sức khoẻ, người dân chặn xe chở vật liệu xây dựng trạm BTS” và “Đình chỉ xây dựng công trình để giải quyết dứt điểm khiếu nại”, phản ánh về việc nhiều người dân sinh sống tại khu vực ngõ 119 Trung Hành, phường Đằng Lâm, quận Hải An, TP Hải Phòng bức xúc trước việc Viễn thông Hải Phòng xây dựng, lắp đặt trạm BTS khi chưa có sự đồng thuận của người dân.

Cụ thể, kiến nghị của cộng đồng dân cư ngõ 119 Trung Hành tập trung vào các nội dung: Trước khi lắp đặt trạm BTS, Viễn thông Hải Phòng không xuống gặp mặt nói chuyện phổ biến cụ thể với nhân dân trong ngõ; không được phép xây dựng trạm BTS trong khu dân cư đông đúc; việc lắp đặt trạm BTS đã đúng với giấy phép xây dựng và sơ đồ thiết kế chưa? Kết cấu ngôi nhà có đủ điều kiện để chịu lực; Vấn đề phòng chống sấm sét và PCCC đã được cơ quan chức năng nào thẩm duyệt?

hai phong chua duoc su dong thuan tram bts da di vao hoat dong
Trạm BTS của Viễn thông Hải Phòng đã đưa vào hoạt động khi chưa nhận được sự đồng thuận của người dân

Sau khi báo PL&XH phản ánh, những kiến nghị của người dân đã được Phòng Quản lý đô thị quận Hải An trả lời bằng văn bản số /BC-QLĐT ngày 24-1-2018. Phòng Quản lý đô thị quận Hải An cho rằng, theo quy trình việc xây dựng trạm BTS không quy định chủ đầu tư phải gặp mặt nói chuyện, phổ biến với dân cư trong khu vực lắp đặt.

Địa điểm lắp đặt trạm BTS này được Sở TT&TT TP Hải Phòng đánh giá phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông, đã được UBND TP Hải Phòng có quyết định phê duyệt. Viễn thông Hải Phòng có đủ hồ sơ xây dựng, kỹ thuật và được cấp phép xây dựng đúng quy định. Về PCCC và sấm sét, khi nào công trình xây dựng xong mới được đánh giá, thẩm định.

Trao đổi với PV vào đầu tháng 3-2018, bà Lê Thị Hiên, Phó Chủ tịch UBND xã Đằng Lâm cho biết, sau khi báo PL&XH phản ánh và tiếp nhận những kiến nghị, khiếu nại của người dân, ngày 19-1-2018, UBND phường đã mời đại diện chủ đầu tư trạm BTS là Viễn thông Hải Phòng và đơn vị thi công tới làm việc, đồng thời yêu cầu xuất trình hồ sơ liên quan.

Thời điểm này, Viễn thông Hải Phòng và đơn vị thi công không xuất trình được hồ sơ thiết kế và giấy phép xây dựng trạm BTS này. UBND phường Đằng Lâm yêu cầu, Viễn thông Hải Phòng và đơn vị thi công dừng việc lắp đặt, thi công trạm BTS, chờ trả lời của UBND quận Hải An. Khi giải quyết xong đơn kiến nghị của công dân thì mới được tiếp tục thi công, lắp đặt. “Việc thi công, lắp đặt trạm BTS này chỉ được thực hiện khi có quyết định giải quyết dứt điểm khiếu nại của người dân. Đáng lẽ, trước khi cấp phép xây dựng trạm BTS trong khu dân cư, các cơ quan chức năng cần xin ý kiến của các hộ dân xung quanh vị trí lắp đặt trạm. Nếu có sự đồng thuận của người dân thì sẽ không xảy ra những việc như thế này”, bà Hiên nêu quan điểm.

Những tưởng sự việc sẽ được giải quyết đúng theo quy định của pháp luật như lời nói của vị Phó Chủ tịch UBND phường Đằng Lâm. Song, hơn 1 năm trôi qua, UBND quận Hải An vẫn chưa có văn bản trả lời khiếu nại của người dân, còn trạm BTS đã được đưa vào hoạt động khiến người dân bất bình.

Là người đại diện quyền lợi cho người dân ngõ 119 Trung Hành, anh Nguyễn Thế Đại cho hay: “Họ không tiến hành đối thoại với người dân và UBND quận Hải An cũng chưa trả lời khiếu nại của chúng tôi nhưng vẫn đưa trạm BTS vào hoạt động khiến chúng tôi rất bức xúc. Cuối tháng 4-2019, tôi được Ban Tiếp công dân của UBND quận Hải An tiếp nhận phản ánh, trực tiếp Chủ tịch UBND quận là ông Phạm Chí Bắc cùng đại diện các phòng ban chuyên môn đã ghi nhận ý kiến của tôi về việc này và có hẹn sẽ giải quyết trong tháng 5-2019”.

Theo anh Đại, đầu tháng 5-2019, đại diện các phòng ban chuyên môn của quận Hải An và lãnh đạo UBND phường Đằng Lâm đã tổ chức buổi đối thoại về vấn đề này cùng các hộ dân tại khu dân cư. Trong buổi làm việc, các đơn vị chức năng chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền, động viên là chính chứ không phân tích rõ việc trạm BTS này có ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng dân cư hay không?

“Điều các hộ dân chúng tôi cần ở đây là sự đánh giá khách quan của cơ quan chuyên môn về mức độ ảnh hưởng của trạm BTS đối với sức khỏe người dân, chứ không phải là lên tiếng trấn an bằng miêng, không có cơ sở khoa học rằng trạm BTS không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ai khẳng định được điều này? Đã có nhà khoa học nào chứng minh được điều này hay chưa? Hay vẫn chỉ ở ranh giới có thể ảnh hưởng hoặc có thể không, mà người dân chúng tôi không phải vật thí nghiệm, nếu mắc bệnh liên quan đến các yếu tố do trạm BTS mang lại, chúng tôi biết kêu ai?”, anh Đại bày tỏ quan điểm.

Mới đây, trao đổi với báo chí, bà Lê Thị Hiên cho hay, Sau khi trạm BTS này hoàn thành và đi vào hoạt động, các hộ dân tiếp tục có ý kiến. Còn ông Tô Sỹ Ngọc, Trưởng phòng Văn hóa thông tin quận Hải An cho biết, đầu tháng 5-2019, thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND quận, ông đã giao cho một số cán bộ xuống địa bàn để tuyên truyền, vận động nhân dân. Hiện tại, Phòng Văn hóa thông tin vẫn đang phối hợp với Phòng Quản lý đô thị và UBND phường Đằng Lâm kiểm tra, rà soát và có trả lời trong thời gian tới.

Quốc Doanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động