Thứ ba 21/03/2023 21:16

Hải Phòng: Cảnh báo bị cưỡng bức lao động khi sang Campuchia tìm việc

Sau khi qua Campuchia, nạn nhân bị tuyển vào làm việc tại các cơ sở tổ chức hoạt động lừa đảo; bị cưỡng ép lao động từ 12-16 tiếng/ngày hoặc bắt gọi điện về cho gia đình, người thân tại Việt Nam để nộp tiền chuộc mới cho về nước với số tiền từ 3.000-30.000 USD.
Hải Phòng: Cảnh báo bị cưỡng bức lao động khi sang Campuchia tìm việc
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố Hải Phòng kiểm soát tại Cảng hàng không quốc tế sân bay Cát Bi.

Thời gian gần đây, nắm bắt được nhu cầu tìm kiếm lao động của một số cơ sở của nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) tại Campuchia; đồng thời, lợi dụng tình trạng người lao động bị thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều đối tượng xấu đã đăng tải các tin, bài tuyển dụng lao động trên mạng xã hội hoặc trực tiếp gặp gỡ, rủ rê, lôi kéo, dẫn dắt người lao động xuất cảnh sang Campuchia để làm việc với những lời hứa hẹn về việc làm ổn định, lương cao (có thể lên tới hàng chục triệu đồng/tháng) kèm theo những chế độ đại ngộ hấp dẫn, thậm chí còn cho “ứng trước” tiền để lo chi phí xuất cảnh đã khiến rất nhiều người lao động nhẹ dạ, cả tin mắc bẫy.

Sau khi chiếm được lòng tin của người lao động, các đối tượng đã sử dụng nhiều cách để đưa người lao động xuất cảnh sang Campuchia bằng cả đường chính ngạch và trái phép. Các nạn nhân bị lừa đảo sang Campuchia làm việc chủ yếu trong độ tuổi từ 18-35 tuổi, thông qua tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook…) hoặc từ bạn bè, người quen rủ rê, giới thiệu sang Campuchia làm việc nhẹ, lương cao.

Sau khi qua Campuchia, nạn nhân bị tuyển vào làm việc tại các cơ sở tổ chức hoạt động lừa đảo như: đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo… trên không gian mạng; bị cưỡng ép lao động từ 12-16 tiếng/ngày, không cho ra khỏi cơ sở, bị bán sang các chủ sử dụng lao động khác hoặc bắt gọi điện về cho gia đình, người thân tại Việt Nam để nộp tiền chuộc mới cho về nước với số tiền từ 3.000-30.000 USD. Nhiều trường hợp bỏ trốn khi chưa có tiền chuộc, đã bị các đối tượng sử dụng lao động đánh đập, ngược đãi, bán sang cơ sở khác nhau.

Các cơ sở cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản của công dân Việt Nam tập trung chủ yếu tại Campuchia ở các khu vực: Bà Vẹt, tỉnh Svaytieng; Banteay Meanchay, tỉnh Poipet; thành phố Shihanoukvile, tỉnh Preah Shihanouk, Chrey Thom, tỉnh Kandal và tại thành phố Phnompênh.

Đối tượng cầm đầu hoạt động cưỡng bức lao động và đòi tiền chuộc, cưỡng đoạt tài sản là các đối tượng người Trung Quốc, có sự tham gia, giúp sức của các đối tượng người Việt hiện đang hoạt động tại Campuchia.

Hiện nay, tình hình công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Campuchia làm việc tại các cơ sở đánh bạc trực tuyến, bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp. Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hải Phòng cảnh báo và đề nghị người dân nâng cao cảnh giác trước các lời mời, kêu gọi qua Campuchia làm việc nhẹ, lương cao, không mất chi phí đi lại… của các đối tượng trên mạng xã hội.

Trước khi xác định nhận lời đi làm, nhất là đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm nơi mình định đến làm việc, đặc điểm, thông tin nhân thân của người giới thiệu và cùng mình đi làm việc tại đó như thế nào. Tham khảo ý kiến của mọi người và cung cấp thông tin cho gia đình, người thân về địa điểm nơi làm việc và công việc của mình, thông tin về người cùng đi trước khi quyết định xuất cảnh.

Khi có nhu cầu đi lao động nước ngoài cần tìm hiểu kỹ, liên hệ cơ quan chức năng tại địa phương để được tư vấn, hỗ trợ và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh, xuất khẩu lao động tại nước ngoài.

Khi phát hiện thông tin về các đối tượng, đường dây lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người sang Campuchia làm việc, nghi vẫn có dấu hiệu lừa đảo, mua bán người, cần thông báo cho người thân, gia đình và kịp thời trình báo cho cơ quan Công an đế cơ quan chức năng kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý.

Mọi thông tin xin liên hệ Trung tá Khúc Thanh Tuấn, Đội trưởng đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hải Phòng, số điện thoại: 0985627799.

Cảnh báo lừa đảo xuất cảnh sang Campuchia làm việc nhẹ lương cao
Báo động tình trạng lôi kéo, tổ chức đưa người xuất cảnh sang Campuchia lao động trái pháp luật
Lừa đảo sang Campuchia làm việc - những cảnh báo không mới
Đừng bao giờ tin “việc nhẹ, lương cao”!
HP
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Sự thật ngã ngửa bên trong Space X Club lúc nửa đêm...

Sự thật ngã ngửa bên trong Space X Club lúc nửa đêm...

Quá trình kiểm tra, cơ quan Công an phát hiện 2 bàn có khách sử dụng ma túy, tiến hành test ma túy 14 người ở 2 bàn này cho kết quả dương tính. Ngoài ra, thử test đối với 3 người khách đang chờ để sắp xếp bàn, kết quả 1 người dương tính với ma túy.
Giả danh chuyên viên Văn phòng HĐND tỉnh Hải Dương để lừa đảo

Giả danh chuyên viên Văn phòng HĐND tỉnh Hải Dương để lừa đảo

Đối tượng lừa đảo dùng điện thoại gọi trực tiếp đến máy của các cán bộ, lãnh đạo cấp xã, phường, tự xưng là chuyên viên Văn phòng HĐND tỉnh Hải Dương, yêu cầu nộp tiền để thực hiện việc chuẩn bị các tài liệu cho các chương trình tập huấn cán bộ.
Vì sao Giám đốc Công ty Phi Trường bị bắt?

Vì sao Giám đốc Công ty Phi Trường bị bắt?

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam đối với bị can Trần Tiến trong vụ án "Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà
Thi thể không đầu dưới lớp mùn cưa tố tội ác man rợ của gã chủ shop quần áo...

Thi thể không đầu dưới lớp mùn cưa tố tội ác man rợ của gã chủ shop quần áo...

Vào buổi tối của một ngày giáp Tết năm 2011, người mẹ đơn thân nói với cậu con trai 17 tuổi là đi đòi nợ… rồi từ đó không trở về. Vài ngày sau, người ta phát hiện một thi thể không đầu, không tay…
Đường dây mua bán hàng nghìn thông tin liên quan đến các số điện thoại

Đường dây mua bán hàng nghìn thông tin liên quan đến các số điện thoại

TAND Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ mua bán trái phép hàng nghìn thông tin liên quan đến các số điện thoại của 3 nhà mạng Vinaphone, Viettel và MobiFone.
Hai bảo mẫu hành hạ trẻ nhỏ đến tổn hại 44% sức khỏe

Hai bảo mẫu hành hạ trẻ nhỏ đến tổn hại 44% sức khỏe

TAND TP Đà Lạt, Lâm Đồng, vừa xét xử Vương Nhật Thảo Vy, SN 1995 và Huỳnh Thị Thanh Hằng, SN 1996 - trú tại TP Đà Lạt, về tội “Hành hạ người khác”.
Gặp 141, nữ “quái xế” khai đã nhiều lần bị phạt vì đi xe máy độ pô

Gặp 141, nữ “quái xế” khai đã nhiều lần bị phạt vì đi xe máy độ pô

Tối 19/3, liên ngành 141 CATP Hà Nội đã bố trí 4 tổ công tác đặc biệt hóa trang làm nhiệm vụ đảm bảo ANTT, xử lý vi phạm địa bàn các quận: Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm và Đống Đa. Hàng loạt đối tượng thanh điều khiển xe đánh võng, nẹt pô… được các tổ công tác phát hiện và giao cho công an phường sở tại để xử lý theo quy định.
Cảnh sát 141 "tóm gọn" nhóm quái xế nẹt pô trên đường phố

Cảnh sát 141 "tóm gọn" nhóm quái xế nẹt pô trên đường phố

Ngày 13/3, Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã lập biên bản xử lí vi phạm đối với 5 đối tượng có hành vi gây rối trật tự công cộng tại khu vực đường Võ Chí Công – Bưởi.
Đi ship bình khí cười vào đêm 8/3, thanh niên bị 141 “mời" về đồn

Đi ship bình khí cười vào đêm 8/3, thanh niên bị 141 “mời" về đồn

Dù biết hành vi vận chuyển, mua bán khí cười là vi phạm pháp luật nhưng thanh niên SN 2002, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, vẫn bất chấp để kiếm lời…

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn X
Phiên bản di động