Thứ sáu 08/11/2024 03:33
Góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi)

Hà Nội vừa là Thủ đô hành chính của cả nước, vừa là một đô thị đặc biệt

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phiên họp thứ 26, sáng 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Pháp luật và Xã hội xin giới thiệu ý kiến của ông Nguyễn Khắc Định - Phó Chủ tịch Quốc hội...
Hà Nội vừa là Thủ đô hành chính của cả nước, vừa là một đô thị đặc biệt
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu, về cơ bản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu dự họp tán thành với việc cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô và đánh giá cao quá trình chuẩn bị của Chính phủ, Hà Nội và các bộ, đặc biệt là Bộ Tư pháp.

Cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra là Ủy ban Pháp luật, các cơ quan phối hợp thẩm tra, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban đã phối hợp rất chặt chẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hồ sơ dự thảo luật đầy đủ, đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đúng tiến độ của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.

Cơ bản tán thành với hồ sơ và các nội dung cơ bản đã trình. Cho rằng dự án đều được chuẩn bị công phu, chu đáo, thảo luận kỹ càng. Đồng thời coi đây là một đạo luật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. Khó về các nội dung chuyên môn và khó cả về kỹ thuật lập pháp cho nên cần phải tiếp tục phối hợp để hoàn thiện tốt hơn trong thời gian tới.

Đây là một đạo luật riêng quy định cho Thủ đô Hà Nội, vừa là Thủ đô hành chính của cả nước, vừa là một đô thị đặc biệt của cả nước. Cho nên, quy định các cơ chế riêng, ưu đãi đặc thù, đặc biệt vượt trội so với hệ thống pháp luật hiện hành. Đồng thời cũng là các quy định giao trách nhiệm lớn cho Hà Nội trong xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, nhưng luật này vẫn phải đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật có liên quan. Ngoài Luật Thủ đô, Hà Nội vẫn phải thực hiện toàn bộ các quy định có liên quan của hệ thống pháp luật.

Thứ hai, về áp dụng Luật Thủ đô thì cần có quy định điều khoản cụ thể, phù hợp, thuận tiện cho việc áp dụng Luật Thủ đô trong hệ thống pháp luật nhưng phải bảo đảm đúng nguyên tắc cơ bản trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ ba, cần phải tiếp tục rà soát để hoàn thiện bao gồm các nội dung cơ bản về các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, ưu tiên đối với Hà Nội trong vấn đề phân quyền, phân cấp, ưu tiên và trách nhiệm.

Xác định mỗi cơ chế, chính sách thì có phân quyền, có phân cấp, có ưu tiên nhưng đồng thời phải có trách nhiệm. Các cơ chế, chính sách đặc thù ấy cần phải xác định rõ, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm và phải bảo đảm tính khả thi, như Bí thư TP Hà Nội nói, |giao cái gì phải giao hết, giao phải giao trọn gói và trách nhiệm cũng phải trọn gói.

Các cơ chế, chính sách riêng, đặc thù, nổi trội, ưu tiên và trách nhiệm kèm theo phù hợp với vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Thủ đô trong yêu cầu phát triển tới. Tập trung vào một số nội dung trọng điểm.

Thứ nhất là các cơ chế, chính sách, phân quyền, phân cấp, ủy quyền, ưu tiên, trách nhiệm rất mạnh trong các lĩnh vực bảo đảm rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ, dứt khoát, tổng thể và khả thi. Đấy là nói chung về phân cấp, phân quyền, ủy quyền, ưu tiên và trách nhiệm.

Thứ hai, cụ thể là cơ chế đặc thù về tổ chức bộ máy, cán bộ, biên chế, chuyên gia, tiền lương giao cho Hà Nội.

Thứ ba là cơ chế đặc thù về huy động các nguồn lực, cả ngân sách và ngoài ngân sách mạnh mẽ, hiệu quả để thực hiện các nhiệm vụ đã phân cấp, phân quyền.

Thứ tư, phải bổ sung thêm các quy định để xác định Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm nặng nề, đây là Thủ đô hành chính của cả nước, là đô thị đặc biệt của cả nước thì cần phải thiết kế các điều khoản và nội dung tương tự, cả quyền hạn và trách nhiệm.

Bổ sung thêm các nội dung cụ thể trong yêu cầu phát triển về trung tâm thiết kế, sáng tạo làng nghề; làng có nghề; công nghiệp văn hóa; khoa học, công nghệ kỹ thuật; quỹ đầu tư đổi mới sáng tạo; quy hoạch sông Hồng…

Thứ năm, về cơ chế, cần có các quy định làm rõ hơn các quy định về cơ chế phối hợp thực hiện và kiểm soát quyền lực, kiểm soát việc triển khai thực hiện của các chủ thể có liên quan khi được phân cấp, phân quyền, ưu tiên rất mạnh mẽ trong các lĩnh vực như dự thảo luật đã xác định. Như ý kiến của các đại biểu là phải mạnh hơn luật hiện nay.

Thứ sáu, làm rõ các nội dung liên quan đến liên kết vùng Thủ đô trong đó làm rõ trách nhiệm của Trung ương, Hà Nội, của các địa phương trong vùng; mối quan hệ và phương thức xử lý liên kết; trình tự, thủ tục tiến hành, cơ chế vận hành bảo đảm khả thi và bảo đảm thực hiện có hiệu quả.

Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội: Tăng cường thông tin, tuyên truyền Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư chiến lược có tính khả thi
San Lam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Bộ Chính trị điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.
Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sáng 4/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sinh hoạt chuyên đề về cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; quán triệt, tiếp tục triển khai các quy định quan trọng của T.Ư và TP Hà Nội.
Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Trưa 30/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Riyadh, Ả-rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Đầu tư Ả-rập Xê-út Khalid bin Abdulaziz Al-Falih.
Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chiều 7/11, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Đảng bộ TP Hải Phòng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ Tư pháp cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ Tư pháp cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Bộ Tư pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp theo chức năng, nhiệm vụ, trong đó đổi mới tư duy xây dựng pháp luật.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Luật Thủ đô 2024 mang đến những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Hà Nội. Luật kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.
Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Mặc dù là tự nguyện, nhưng cá nhân kêu gọi, vận động quyên góp từ thiện, ủng hộ bão lũ… cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng chính phủ phát động, vừa qua, UBND TP Hà Nội phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP đã tổ chức phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024.
Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Công tác dân vận, tuyên truyền, vận động sự tham gia tích cực, tự nguyện, tự giác của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cùng chung sức, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn TP Hà Nội đã không chỉ mang lại kết quả thiết thực, mà còn giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động