Thứ bảy 23/11/2024 06:34

Hà Nội vào “mùa ô nhiễm” kéo dài, gây hại sức khỏe

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bầu không khí lúc nào cũng trong tình trạng ngột ngạt, mây mù là tình trạng đã diễn ra suốt thời gian qua tại Hà Nội, cảnh báo độ ô nhiễm tại Thủ đô.
Hà Nội vào “mùa ô nhiễm” kéo dài, gây hại sức khỏe
Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc bước vào giai đoạn ô nhiễm không khí nặng nề (ảnh minh họa)

Hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air (mạng lưới theo dõi chất lượng không khí thực tế đầu tiên và duy nhất phủ khắp 63 tỉnh, thành) ghi nhận, từ ngày 5 tới 13/11, hàng chục điểm tại Hà Nội có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức 175-197 (cảnh báo đỏ, là ngưỡng không khí xấu có hại cho sức khỏe). Thậm chí, rất nhiều điểm chỉ số AQI ở mức 205-298 (nguy hại) và một số điểm vượt ngưỡng 300 rất nguy hại.

Bản đồ chất lượng không khí lúc 13h ngày 14/11 hiển thị chỉ số AQI tại Hà Nội là 137. Vào thời điểm trên tại Hà Nội, cũng ghi nhận chỉ số nồng độ bụi mịn PM2.5 là 50 (μg/m3), theo quy chuẩn quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT quy định, nồng độ bụi mịn trung bình là 25 μg/m3. Có nghĩa là chỉ số PM2.5 đang vượt gấp đôi ngưỡng tiêu chuẩn Việt Nam và vượt tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới gấp 5 lần là 10 (μm/m3).

Theo các chuyên gia, đây là mức chỉ số đã duy trì các năm đều như vậy vào mùa đông tại Hà Nội cũng như một số tỉnh miền Bắc. Điều này là do mùa đông có nhiều yếu tố làm gia tăng ô nhiễm như gió lặng, nhiệt độ thấp, ít mưa, độ ẩm cao… làm giảm khuếch tán của không khí các chất ô nhiễm lưu cữu ở tầm thấp, không thoát lên cao hoặc ra các vùng khác được khiến nồng độ PM2.5 (bụi mịn) ngày càng tăng.

Ngoài ra, còn có các yếu tố từ nguồn giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, làng nghề và các hoạt động dân sinh không phát tán được mà đọng lại ở khu vực gần mặt đất, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Với đặc thù khí hậu tại miền Bắc, khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chất lượng không khí thường bị ô nhiễm theo từng đợt, mỗi đợt có thể kéo dài 2-5 ngày, thậm chí 1-2 tuần liên tục. Vì vậy, trong khoảng thời gian này người dân nên theo dõi diễn biến chất lượng không khí thường xuyên và chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách đeo khẩu trang chống bụi mịn PM 2.5, hạn chế ra ngoài vào các khung thời gian ô nhiễm; vận động và bồi bổ dinh dưỡng. Ngoài ra, tăng cường sử dụng phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân cũng là một giải pháp lâu dài cho việc giảm thiểu ô nhiễm không khí.

24 người có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại do tham gia giết mổ chó ở Hà Nội được đưa đi tiêm vaccine
Mưa lớn kéo dài, miền Trung đối diện nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
Hà Nội: Ra mắt sổ tay công thức thảo dược bảo vệ sức khoẻ ở Phụng Thượng
Kim Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động