Thứ sáu 29/03/2024 20:07

Hà Nội triển khai các loại hình du lịch mới

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, TP Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô…
Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị của di sản gắn với du lịch của Hà Nội, đã góp phần đưa di sản trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách tham quan, khám phá.
Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị của di sản gắn với du lịch của Hà Nội, đã góp phần đưa di sản trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách tham quan, khám phá.

Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2023, Sở Du lịch Hà Nội đặt mục tiêu đón 22 triệu lượt khách, tăng 17,6% so với năm 2022. Cụ thể, khách quốc tế đạt 3 triệu lượt, tăng 100% so với năm 2022, 19 triệu lượt khách nội địa, tăng 10,5% so với năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 77.000 tỷ đồng.

Hiện nay, Hà Nội định vị là điểm đến du lịch văn hóa, di sản với gần 6.000 di tích lịch sử văn hóa, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể. Phát huy sản phẩm du lịch truyền thống, Hà Nội cũng tập trung khai thác tour du lịch xanh như: Tham quan phố cổ bằng xe điện, tham quan Thăng Long Tứ Trấn, tour xe đạp trên phố và khám phá ngoại thành qua các hoạt động trekking, leo núi ở Ba Vì; dù lượn ở Chương Mỹ…

Trong đó, sản phẩm du lịch "Hanoi City Tour" là tuyến xe buýt 2 tầng đầu tiên của Hà Nội với lộ trình 25 tuyến phố và 15 điểm dừng chân là các điểm tham quan nổi bật đã trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế. Ngoài khám phá hình ảnh Hà Nội hiện đại, năng động, du khách sẽ có dịp tìm hiểu thêm về lịch sử, văn hóa Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến qua hệ thống thuyết minh bằng 10 ngôn ngữ (Việt Nam, Anh, Pháp…) trên nền tảng GPS.

Những năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, làng gốm Bát Tràng, Nhà tù Hỏa Lò, phố cổ Hà Nội đã xây dựng ứng dụng tham quan ảo và hệ thống thuyết minh tự động, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm. Việc số hóa các di sản tại Bảo tàng, di tích, khu du lịch góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch, tạo bước đột phá trong việc đổi mới công tác quản lý thông qua chuyển đổi số. Đến nay, Bảo tàng Lịch sử quốc gia là bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng công nghệ tương tác ảo 3D (tương tác thực tại ảo) trong giới thiệu trưng bày bảo tàng…

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, để đạt mục tiêu này, trong năm 2023, ngành du lịch Thủ đô tập trung triển khai kế hoạch nâng cấp chất lượng sản phẩm, điểm đến du lịch gắn với di sản - di tích, làng nghề. Trong đó, chú trọng nâng cấp, phát triển sản phẩm du lịch từ trung tâm TP đến làng nghề gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Hương Sơn (huyện Mỹ Đức), Thạch Thất - Quốc Oai và Sơn Tây - Ba Vì. Tăng cường triển khai các loại hình du lịch mới như du lịch thể thao mạo hiểm, trải nghiệm, sông Hồng...

Bên cạnh đó, sẽ thúc đẩy phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) tại các địa điểm có lợi thế về du lịch nghỉ dưỡng, du lịch golf gắn với việc tổ chức, đăng cai sự kiện văn hóa, thể thao, chính trị, xã hội, lễ hội quy mô lớn của quốc gia và quốc tế. Tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông trong nước, quốc tế.

Theo ông Trần Trung Hiếu, thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, điểm đến đổi mới, cơ cấu lại sản phẩm du lịch sáng tạo, thu hút khách du lịch tham gia tour trải nghiệm đêm như "Đêm thiêng liêng" tại di tích Nhà tù Hỏa Lò, tour "Giải mã Hoàng thành Thăng Long", sản phẩm du lịch trải nghiệm dân gian.

Mới đây, để tăng sức hút cho du khách nước ngoài, TP Hà Nội cũng đã xây dựng sản phẩm mới với tên gọi "Đêm hoàng cung". Sản phẩm tour đêm này bước đầu tạo sức hấp dẫn mới cho du lịch Thủ đô. Tour "Đêm hoàng cung" chính thức ra mắt vào đầu tháng 1/2023 đã mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ, khác biệt so với tour đêm "Giải mã Hoàng thành Thăng Long" dành cho khách nội địa đã vận hành từ tháng 4/2021.

Điểm hấp dẫn của "Đêm hoàng cung" thể hiện ở việc trước khi tham gia tour, du khách sẽ được mặc trang phục cổ xưa, đắm mình trong một không gian hoàng cung lung linh về đêm với hàng trăm chiếc đèn lồng được thắp sáng. Du khách sẽ được khám phá những nét độc đáo từ kiến trúc, nghệ thuật cho đến các di tích khảo cổ theo hành trình di chuyển từ cổng Đoan Môn, khu trưng bày cổ vật, điện Kính Thiên và khu khảo cổ.

Trên hành trình khám phá, du khách sẽ hiểu hơn câu chuyện về kinh thành Thăng Long với các triều đại vua thông qua những nét kiến trúc, di tích khảo cổ, như: Chuyện về bức tường gạch cổ xếp theo các tầng niên đại khác nhau, những chiếc giếng cổ luôn đầy ắp nước hay câu chuyện về Thăng Long qua nghệ thuật múa rối…

Sản phẩm mới giúp du khách khám phá lịch sử, văn hóa Việt một cách nhẹ nhàng, kết hợp giữa trải nghiệm, tìm hiểu thông tin các di sản và thưởng thức nghệ thuật. Chương trình biểu diễn múa rối sẽ nối mạch cảm xúc của du khách khi bước chân vào Hoàng thành Thăng Long, sau khi đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc hoàng cung từ phía cổng Đoan Môn, những lớp trầm tích cổ kính của cung điện xưa. Thông qua vở diễn, du khách sẽ hiểu hơn về lịch sử Thăng Long - Hà Nội khi Vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, TP Hà Nội cũng sẽ đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch như tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh CNN quốc tế, các kênh truyền thông quốc tế, trang website, các nền tảng mạng xã hội (Youtube, Facebook…) và các hình thức tuyên truyền quảng bá phù hợp để tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt "Hà Nội - Đến để yêu" và "Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn".

“Đồng thời, phối hợp với các đại sứ quán, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham gia, tổ chức các chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại các thị trường trọng điểm; thực hiện tích cực các chương trình quảng bá du lịch đối ứng…”, ông Trần Trung Hiếu nhấn mạnh.

Hà Nội tổ chức 2 cuộc thi thiết kế quà tặng du lịch và ảnh du lịch Hà Nội tổ chức 2 cuộc thi thiết kế quà tặng du lịch và ảnh du lịch
Diện mạo mới tour du lịch đêm Hà Nội Diện mạo mới tour du lịch đêm Hà Nội
Triển khai các giải pháp thúc đẩy phục hồi du lịch Triển khai các giải pháp thúc đẩy phục hồi du lịch
Hà Nội khai thác kinh tế du lịch từ sản phẩm OCOP Hà Nội khai thác kinh tế du lịch từ sản phẩm OCOP
Văn Biên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
NSND Thu Hà không chỉ diễn xuất đỉnh cao, hút triệu view, còn tạo trend "ăn gì" nhờ lời thoại cực "chiến"

NSND Thu Hà không chỉ diễn xuất đỉnh cao, hút triệu view, còn tạo trend "ăn gì" nhờ lời thoại cực "chiến"

Phân đoạn bà Hạ Lan dằn mặt tiểu tam trong tập 9 "Trạm cứu hộ trái tim" gây bão mạng khi hút hàng triệu view. Nhờ lời thoại hay, phim đã tạo ra trend "ăn gì" khiến khán giả thích thú.
Khán giả "quay xe", khen ngợi diễn xuất của Hồng Diễm

Khán giả "quay xe", khen ngợi diễn xuất của Hồng Diễm

Nếu như những tập đầu của "Trạm cứu hộ trái tim", diễn xuất của Hồng Diễm chưa thực sự được đánh giá cao, thậm chí bị cho là một màu thì tập gần đây, cô lại được đánh giá cao vì diễn xuất nhập tâm, tự nhiên.
Phim “Sáng đèn” vẫn không thể “sáng rạp”

Phim “Sáng đèn” vẫn không thể “sáng rạp”

Với doanh thu tạm tính 2,6 tỷ đồng, “Sáng đèn” là tác phẩm trầm lắng nhất mùa phim Tết 2024. Bộ phim từng phải hoãn chiếu vì khó cạnh tranh với sức nóng của “Mai” thì thời điểm chiếu lại, “Sáng đèn” cũng được ví von thoái trào như chính số phận gánh cải lương Viễn Phương trong tác phẩm.
Hoa ban nhuộm đường phố Hà Nội

Hoa ban nhuộm đường phố Hà Nội

Với sắc màu êm dịu, những bông hoa ban tưởng chừng chỉ có ở vùng núi Tây Bắc nhưng nhiều năm qua đã trở nên thân thuộc với cảnh và người dân Hà Nội. Khi hoa ban bung nở rực rỡ nhất cũng là khoảnh khắc báo hiệu thời điểm giao mùa.
Chạm nhớ - gợi thương gửi trong hương bưởi!

Chạm nhớ - gợi thương gửi trong hương bưởi!

Không rực rỡ, kiêu sa, lộng lẫy, hoa bưởi với màu trắng tinh khôi, bung nở cánh trắng mộc mạc, như thả vào không gian làn hương nồng nàn, quyến rũ. Loài hoa nhỏ bé ấy luôn giản dị, khiêm nhường, lặng lẽ nhưng lại làm nên sức hấp dẫn đặc biệt. Hương hoa như gieo vào lòng người niềm thương, nỗi nhớ... chỉ cần chạm vào là nhớ, gợi bao niềm thương yêu!
Tích cực hoạt động thiện nguyện, Đen Vâu được vinh danh “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2023”

Tích cực hoạt động thiện nguyện, Đen Vâu được vinh danh “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2023”

Với nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa, Đen Vâu là ca sĩ duy nhất lọt top 10 giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2023”.
Tết Thanh minh 2024 vào ngày nào?

Tết Thanh minh 2024 vào ngày nào?

Tết Thanh minh là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. đem theo không khí của sự tôn kính và tri ân đối với tổ tiên. Năm 2024, Tiết Thanh minh bắt đầu từ ngày 4/4 đến hết ngày 19/4 Dương lịch.
Tái hiện nghi lễ truyền thống độc đáo tại “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Tái hiện nghi lễ truyền thống độc đáo tại “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, hấp dẫn.
Chuỗi hoạt động đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Chuỗi hoạt động đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Đa dạng các hoạt động tuyên truyền văn hóa, nghệ thuật, hội thảo khoa học, thực hiện đợt phong trào thi đua cao điểm...Đặc biệt, năm nay Hà Nội sẽ tổ chức Festival sinh vật cảnh đầu tiên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động