Thứ bảy 23/11/2024 02:27

Hà Nội: Tiếp tục triển khai nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Năm 2023, TP Hà Nội sẽ tếp tục hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc các ngành có tiềm năng, thế mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu; nâng cao năng lực quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển sản phẩm, thị trường bền vững.
Hà Nội sẽ hỗ trợ làng nghề ứng dụng chuyển đổi số, quảng bá sản phẩm.
Hà Nội sẽ hỗ trợ làng nghề ứng dụng chuyển đổi số, quảng bá sản phẩm.

Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, TP Hà Nội hiện có 308 làng nghề truyền thống, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng, như: Lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông); gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm); mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ); thêu Quất Động, sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín)…

Trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 đến 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt hơn 50 tỷ đồng/năm… cho thấy tiềm năng làng nghề là rất lớn.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, trong những năm qua, các cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ các làng nghề. Sau khi được hỗ trợ, các làng nghề đã phát triển tốt thương hiệu, nhiều người biết tới sản phẩm làng nghề, sức tiêu thụ tăng cao.

Năm 2022, với chương trình khuyến công, TP Hà Nội đã hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực cạnh tranh; tổ chức các chuỗi sự kiện nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn gắn với tổ chức SEA Games 31 trên địa bàn TP (hội chợ triển lãm hàng lưu niệm Thủ đô năm 2022; triển lãm hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu…).

Các ngành của TP Hà Nội đã tổ chức 20 lớp tập huấn cho 2.000 lượt cán bộ các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ 10 cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất; hỗ trợ hơn 450 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm hàng lưu niệm, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ năm 2022; hỗ trợ 35 cơ sở công nghiệp nông thôn thiết kế mẫu mã, bao bì và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, năm 2023, Hà Nội sẽ hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc 6 nhóm ngành nghề thủ công mỹ nghệ ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm trên môi trường mạng.

Theo đó, Sở Công Thương đã tham mưu trình UBND TP Hà Nội triển khai chương trình khuyến công, phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, sản xuất, tiêu dùng bền vững giai đoạn đến năm 2025.

Trong đó, sẽ hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc các ngành có tiềm năng, thế mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu; nâng cao năng lực quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển sản phẩm, thị trường bền vững...

Riêng với ngành thủ công mỹ nghệ, TP Hà Nội phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, trên 10.000 lượt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn TP được hỗ trợ từ chương trình khuyến công; tạo việc làm cho khoảng 50.000 lao động nông thôn; kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ tăng bình quân 5 - 8%/năm, năm 2025 đạt kim ngạch trên 550 triệu USD; tạo ra khoảng 2.000 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thiết kế mới phục vụ xuất khẩu.

Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội Đào Hồng Thái cho biết, TP Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề, trong đó chú trọng khuyến khích áp dụng công nghệ mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làng nghề; hỗ trợ vốn đầu tư, đào tạo lao động, mở rộng mặt bằng... để các hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề có điều kiện hoạt động tốt nhất, đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế Thủ đô và bảo đảm an sinh xã hội.

Đồng thời, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất ở các cơ sở công nghiệp nông thôn sẽ gắn hoạt động hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy thiết kế sáng tạo, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm.

Phát triển hệ thống thương mại điện tử, truy xuất thông tin hàng hóa, phát triển các kênh bán hàng trực tuyến sản phẩm công nghiệp nông thôn. Đồng thời, ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp đầu tư công nghệ, có sản phẩm thân thiện với môi trường.

Công nhận danh hiệu 5 làng nghề là Công nhận danh hiệu 5 làng nghề là "Làng nghề Hà Nội" và "Làng nghề truyền thống Hà Nội"
Hà Nội: Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ  lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ Hà Nội: Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
Hà Nội: Phát triển công nghệ hỗ trợ là giải pháp đột phá Hà Nội: Phát triển công nghệ hỗ trợ là giải pháp đột phá
Hà Nội xác định 5 nhóm nội dung trong phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn Hà Nội xác định 5 nhóm nội dung trong phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động