Hà Nội: Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong đại dịch |
Theo số liệu, năm 2021, tuy ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhưng các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội đã cố gắng khắc phục khó khăn, nhanh chóng bắt tay vào phục hồi sản xuất, kinh doanh. TP Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy, gia tăng số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực này và nâng cao năng lực cung ứng, tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Trong những năm gần đây, TP Hà Nội đã có sự quan tâm và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ trong việc cung cấp linh kiện, phụ tùng, vật liệu… cho các ngành công nghiệp, lĩnh vực sản xuất khác. Năm 2021, Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội đặt mục tiêu có khoảng 900 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này trên địa bàn Thủ đô. Trong đó, khoảng 300 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Chỉ số phát triển công nghiệp lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hằng năm tăng hơn 11%.
Theo Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, TP Hà Nội sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, tập trung phát triển ba lĩnh vực chủ chốt là: sản xuất linh kiện phụ tùng, công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may - da giày.
Thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhằm gia tăng số lượng và chất lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Các sở, ngành, hiệp hội, đơn vị liên quan cũng đang nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu… Nhiều chương trình kết nối đã được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp trở thành nhà cung ứng trực tiếp cho các đơn vị sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, từng bước tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, phát triển công nghệ hỗ trợ là giải pháp đột phá nhằm tạo động lực cho các ngành công nghiệp TP Hà Nội, nhất là trong các lĩnh vực có yêu cầu cao về công nghệ hỗ trợ như điện - điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy; cơ khí chế tạo và các ngành công nghiệp công nghệ cao.
Trong bối cảnh khó khăn, thách thức của dịch COVID-19 và làn sóng dịch chuyển các nhà máy sản xuất về khu vực Đông Nam Á, cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội cần nhanh chóng biến nguy thành cơ, chủ động đón đầu các cơ hội, quảng bá, giới hiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, kết nối kinh doanh, mở rộng thị trường.
Cộng đồng doanh nghiệp cũng mong các cơ quan quản lý đánh giá đúng tầm quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ, được tiếp cận các thông tin về đầu tư, chính sách, chương trình hỗ trợ đầy đủ từ Chính phủ, thành phố cũng như các hiệp hội, nhất là các chương trình xúc tiến giao thương, đào tạo nhân lực, đổi mới công nghệ…
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại