Thứ ba 23/04/2024 16:34

Hà Nội: Sông Đáy sẽ “sống lại” vào năm 2030

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đó là một những mục tiêu của Hà Nội đặt ra trong Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TƯ của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo UBND TP Hà Nội, đến năm 2030, Hà Nội cơ bản hoàn thành giải pháp làm sống lại dòng sông Đáy; cơ bản khắc phục suy thoái, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại một số lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi lớn…
Theo UBND TP Hà Nội, đến năm 2030, Hà Nội cơ bản hoàn thành giải pháp làm sống lại dòng sông Đáy; cơ bản khắc phục suy thoái, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại một số lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi lớn…

Theo UBND TP Hà Nội, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất, đặc biệt là các lưu vực phụ thuộc vào nguồn nước xả bổ sung từ các hồ thủy điện; cơ bản sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng chống lũ theo thiết kế.

Bên cạnh đó, cải tạo nâng cấp các công trình lấy nước dọc các sông: Đà, Hồng, Đuống bảo đảm không phụ thuộc nguồn nước xả tăng cường từ các hồ thủy điện vào vụ xuân hằng năm.

Bước đầu khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại một số lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi lớn như các sông: Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu, Nhuệ, Cầu Bây, Đáy…

UBND TP Hà Nội cũng cho biết, đến năm 2030, Hà Nội cơ bản hoàn thành giải pháp làm sống lại dòng sông Đáy; cơ bản khắc phục suy thoái, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại một số lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi lớn, như các sông nêu trên…

Để hoàn thành những mục tiêu trên, Hà Nội sẽ thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước và điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước; chủ động tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế, xã hội.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước. Xây dựng và thực hiện cơ chế khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, tái sử dụng nước, bảo vệ môi trường nước.

Theo thống kê, hiện 100% hộ dân ở khu vực đô thị đã được cấp nước sạch. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn, tỉ lệ này chỉ đạt khoảng 80%. Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, 100% hộ dân được cung cấp đầy đủ nước sạch sinh hoạt, UBND TP đã tăng cường kêu gọi các nhà đầu tư tham gia triển khai các dự án nước sạch nông thôn theo hình thức xã hội hóa.

Thời gian qua, TP đã chấp thuận cho 23 nhà đầu tư triển khai 40 dự án cấp nước, trong đó có 11 dự án phát triển nguồn, 29 dự án phát triển mạng cấp nước, dự kiến sau khi các dự án này hoàn thành sẽ nâng công suất toàn thành phố đạt khoảng 2.350.000 m3/ngày đêm, bảo đảm nguồn nước sạch cung cấp đạt tỷ lệ khoảng 94 %. Song song với đó, TP đang hoàn thiện và chuẩn bị áp dụng tiêu chuẩn chung về cấp nước sinh hoạt, uống trực tiếp tại vòi. Đồng thời, giảm tỉ lệ thất thoát nguồn nước xuống dưới 15%.

Làm sống lại không gian bờ vở sông Hồng Làm sống lại không gian bờ vở sông Hồng
Hết năm 2022 sẽ thực hiện được cam kết đưa nước sông Đà vào sông Tích Hết năm 2022 sẽ thực hiện được cam kết đưa nước sông Đà vào sông Tích
Cần có cơ chế chính sách đặc thù làm sống lại các dòng sông Cần có cơ chế chính sách đặc thù làm sống lại các dòng sông
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động