Thứ bảy 23/11/2024 04:31

Hà Nội quyết liệt xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023...
Hà Nội quyết liệt xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều

Hà Nội quyết liệt xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều.

Năm 2022, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 13 đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng, gây ngập lụt nhiều khu vực, đặc biệt là thiệt hại do ảnh hưởng của lũ rừng ngang, lốc, sét, sạt lở đất.

Trong khi đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, năm 2023, tình hình thiên tai tiếp tục phức tạp, khó lường. Từ nửa cuối tháng 6 sẽ xuất hiện nhiều loại hình thời tiết, thiên tai nguy hiểm, như: Bão, áp thấp nhiệt đới, nắng nóng, mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá, lũ lụt, sạt lở đất.

Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ thị các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố tiếp tục quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”; chú trọng công tác xây dựng, thường xuyên rà soát, điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện và chuẩn bị đầy đủ nguồn lực theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ để sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023.

Cùng với nhiệm vụ trên, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải tăng cường truyền thông, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đào tạo, tập huấn, diễn tập và nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn...

Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và tổ chức thực hiện phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm phòng, chống thiên tai năm 2023; phương án bảo đảm an toàn hồ đập, công trình thủy lợi; phương án ứng phó ngập, lụt... Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo xây dựng phương án chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn...

Các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra, xác định những khu vực nguy hiểm trên địa bàn; xây dựng phương án bảo vệ tính mạng, tài sản, hoạt động sản xuất của nhân dân trước khi thiên tai, sự cố có thể xảy ra.

Các huyện: Ba Vì, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức... phải đặc biệt lưu ý phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả lũ rừng ngang, lũ quét, sạt lở đất; dự trữ lương thực, thuốc men, cây, con giống, hàng hóa, vật tư thiết yếu để sẵn sàng hỗ trợ bảo đảm đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất, vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng chỉ thị các địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện, xây dựng kế hoạch xử lý dứt điểm những trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phòng cháy, chữa cháy, môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội... tồn đọng trên địa bàn theo đúng quy định pháp luật.

Hà Nội yêu cầu 8 quận, huyện chưa xử lý vi phạm đê điều “nghiêm túc rút kinh nghiệm”
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm các vụ vi phạm đê điều còn tồn tại
Xử lý vi phạm đê điều tại Hà Nội: Vẫn phát sinh nhiều trường hợp vi phạm
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động