Hà Nội: Nhiều cách làm sáng tạo để bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ làm công tác dân tộc
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLớp bồi dưỡng KTDT cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn TP Hà Nội ngày 12/4 vừa qua. Ảnh: Văn Biên |
Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng KTDT cho cán bộ.
Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc TP Hà Nội, trên địa bàn TP có gần 108 nghìn người thuộc 50/53 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống đan xen cùng người Kinh ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã, chiếm 1,3% dân số toàn TP.
Trong đó, dân tộc Mường chiếm 57,71%, dân tộc Tày 17,81%, dân tộc Thái 6,61%, dân tộc Nùng 5,85%, dân tộc Dao 4,32%, còn lại là các DTTS khác.
Đồng bào các DTTS sống quần cư thành thôn ở 13 xã và 1 thôn thuộc 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức, với tổng diện tích tự nhiên trên 30.000ha (chiếm 10% diện tích toàn TP).
Những năm qua và đặc biệt năm 2023, thực hiện Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 15/5/2020 của UBND TP Hà Nội về việc triển khai thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng KTDT đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”, Ban Dân tộc TP Hà Nội đã phối hợp với Học viện Dân tộc tổ chức 13 lớp cho 1.191 học viên tham dự, trong đó 09 lớp đối tượng 3, 04 lớp đối tượng 4, đã cấp chứng chỉ cho 1.090 học viên.
Ông Nguyễn Nguyên Quân - Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội nhấn mạnh, trong những năm qua, TP Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai kịp thời, sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDT và thực hiện CSDT, phù hợp với tình hình thực tế phát triển của Thủ đô trong mỗi thời điểm.
“Đối với thủ đô Hà Nội, đồng bào DTTS sinh sống ở 30/30 quận, huyện, thị xã vì vậy CTDT phải được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, qua đó tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc” – ông Nguyễn Nguyên Quân cho hay.
Theo ông Nguyễn Nguyên Quân, để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng KTDT cho cán bộ, Ban Dân tộc TP Hà Nội đã đề nghị Ủy ban Dân tộc, Học viện Dân tộc hỗ trợ, bố trí đội ngũ giảng viên, báo cáo viên có năng lực, kinh nghiệm, nhất là chuyên gia, nhà quản lý, nhà hoạch định xây dựng chính sách có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu sâu về lĩnh vực CTDT. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức CTDT cần cập nhật, rõ ràng, ngắn gọn, bám sát được mục tiêu nâng cao năng lực, nghiệp vụ CTDT và thiết thực, phù hợp với các đối tượng. Sớm ban hành bộ tài liệu, khung chương trình chính thức về đào tạo tiếng DTTS và bố trí đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng DTTS.
Bồi dưỡng KTDT cho đội ngũ làm CTTDT là quan trọng
Theo Ban Dân tộc TP Hà Nội, năm 2024, Ban Dân tộc TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 28/KH-BDT ngày 07/3/2024 về tổ chức các lớp bồi dưỡng KTDT cho cán bộ, công chức, viên chức đối tượng 3, 4 trên địa bàn TP Hà Nội, dự kiến tổ chức 12 lớp, trong đó 09 lớp đối tượng 3 và 03 lớp đối tượng 4.
Về chương trình, tài liệu giảng dạy, sử dụng chương trình, tài liệu bồi dưỡng KTDT cho đối tượng 3, 4 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ tài liệu bao gồm:
Đối với đối tượng 3: 06 chuyên đề giảng dạy và 09 chuyên đề tài liệu tham khảo. Đối với đối tượng 4: 06 chuyên đề giảng dạy và 08 chuyên đề tài liệu tham khảo.
Về cách thức tổ chức, học viên học tập trung trong 05 ngày, Ban Dân tộc TP Hà Nội phối hợp với Học viện Dân tộc trong công tác tổ chức giảng dạy, cấp chứng chỉ cho học viên hoàn thành khóa học theo quy định.
Mới đây, ngày 12/4/2024, Ban Dân tộc TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch bồi dưỡng KTDT cho cán bộ, công chức, viên chức đối tượng 3, 4 trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá cao Ban Dân tộc TP Hà Nội trong việc triển khai thực hiện CTDT, CSDT trên địa bàn Thủ đô, trong công tác phối hợp, quản lý, tổ chức các lớp bồi dưỡng.
Tại các lớp học, lãnh đạo Ban Dân tộc TP Hà Nội đã dành thời gian truyền đạt đến các học viên về lĩnh vực CTDT, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của TP Hà Nội đối với CTDT và đồng bào DTTS trên địa bàn TP Hà Nội, về việc triển khai thực hiện các CSDT trên địa bàn Thủ đô.
Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng KTDT cho các học viên. Đồng thời, các đại biểu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bồi dưỡng KTDT cho các học viên trong thời gian tới.
Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân cho biết, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, để nâng cao hiệu quả CTDT thì việc bồi dưỡng KTDT cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn TP Hà Nội là quan trọng, nhằm kịp thời thông tin quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDT, CSDT. Trang bị những kiến thức cơ bản về đặc điểm, phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS.
“Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Góp phần nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, chất lượng, hiệu quả công tác, từ đó làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với lãnh đạo cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới” – ông Nguyễn Nguyên Quân nhấn mạnh.
Theo Phó trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Phúc Hải cho biết, ngoài đẩy mạnh bồi dưỡng KTDT cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn TP Hà Nội, Ban Dân tộc TP Hà Nội đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 100% người có uy tín (NCUT) trong đồng bào DTTS với một số chuyên đề thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế. "Thời gian tới, Ban Dân tộc TP Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai thực hiện chính sách đối với NCUT theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg. Cùng với đó, Ban Dân tộc TP Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND của HĐND TP thực hiện chính sách hỗ trợ hàng tháng cho NCUT" - ông Nguyễn Phúc Hải cho hay. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại