Thứ ba 07/05/2024 01:05

Hà Nội: Minh bạch thông tin đối với nhà phân phối và người tiêu dùng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, hiện nay hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm của TP Hà Nội đã hoàn thiện thủ tục quản lý và minh bạch thông tin của 653 doanh nghiệp với hơn 10.925 bộ mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Hà Nội tăng sức mạnh cho sản phẩm OCOP nhờ dán tem truy xuất nguồn gốc.
Hà Nội tăng sức mạnh cho sản phẩm OCOP nhờ dán tem truy xuất nguồn gốc.

Theo các chuyên gia, trong sự phát triển bùng nổ của thị trường hàng hóa hiện nay thì vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp luôn được đông đảo người tiêu dùng quan tâm. Bởi đây là những mặt hàng liên quan đến sức khỏe và việc truy xuất nguồn gốc sẽ đảm bảo niềm tin cho người tiêu dùng.

Chính vì vậy, giải pháp về truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một yêu cầu mà rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm. Để từ đó họ có thể cung cấp đến khách hàng những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng cao tránh được hiện tượng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng…

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, hiện nay hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm của TP Hà Nội đã hoàn thiện thủ tục quản lý và minh bạch thông tin của 653 doanh nghiệp với hơn 10.925 bộ mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, thực tế cho thấy, việc các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia ứng dụng sử dụng mã QR đã giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng ngăn chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán trên thị trường. Qua đánh giá từ các cơ sở, sản phẩm nông nghiệp sản xuất an toàn theo chuỗi có tem nhãn đều bán được giá cao hơn sản phẩm sản xuất truyền thống 10 - 30%.

Mặt khác, hệ thống điện tử (www.hn.check.vn và www.check.gov.vn) ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi từng bước nâng cao năng lực cho hợp tác xã, doanh nghiệp trong sản xuất, cung ứng sản phẩm. Đặc biệt, người tiêu dùng có thể dùng điện thoại thông minh truy xuất được ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng và nguồn gốc mặt hàng nên yên tâm về chất lượng.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội, thực hiện Chương trình OCOP, lũy kế đến nay, TP Hà Nội đã có 2.167 sản phẩm được đánh giá, công nhận. Trong đó, có 1.871 sản phẩm OCOP còn hiệu lực. Với số lượng này, Hà Nội không chỉ là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP (đạt từ 3 sao trở lên), mà số sản phẩm OCOP cấp quốc gia đạt 5 sao, cũng nhiều nhất.

Một trong những cách làm hiệu quả của Hà Nội đó là tạo cơ hội cho các sản phẩm có mặt tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Đây là nơi gặp gỡ, trao đổi với các nhà phân phối, từ đó có những điều chỉnh sản xuất phù hợp theo yêu cầu của người tiêu dùng.

Thời gian qua, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã của TP hỗ trợ chủ thể lựa chọn sản phẩm tham gia, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, chuẩn hóa sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, trong đó có việc viết câu chuyện cho sản phẩm.

Mỗi năm, theo kế hoạch trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố sẽ đánh giá, phân hạng được 400 sản phẩm OCOP trở lên. Với nhiều dư địa để phát triển, việc thực hiện mục tiêu này của thành phố - sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và góp phần thiết thực vào Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

Nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mới OCOP, ông Nguyễn Xuân Đại - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các chủ thể đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm đã hết thời hạn (36 tháng). Tiếp tục hỗ trợ các chủ thể nâng cấp những sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng hàng năm để dự thi nâng hạng sản phẩm OCOP.

Đồng thời, các địa phương tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm nông sản chủ lực và sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP... để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh, được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện, tiêu thụ sản phẩm.

Ưu tiên sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản trực tuyến
Hà Nội triển khai, áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản tại Hà Nội: Tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng
Ánh Tuyết
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động