Thứ bảy 23/11/2024 01:42

Hà Nội khẩn trương xử lý các vụ việc khiếu kiện kéo dài

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo tin từ Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội, hiện đơn vị đang tích cực tham mưu Thành ủy chỉ đạo các quận, huyện, thị ủy… chỉ đạo giải quyết 10 vụ việc tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, 43 vụ việc khiếu kiện kéo dài và 96 vụ việc thuộc danh sách theo dõi của quận, huyện, thị ủy…
Hà Nội đang khẩn trương giải quyết những vụ việc kéo dài. Trong ảnh, người dân xã La Phù, Hoài Đức phản ánh về việc thu hồi đất GPMB
Hà Nội đang khẩn trương giải quyết những vụ việc kéo dài. Trong ảnh, người dân xã La Phù, Hoài Đức phản ánh về việc thu hồi đất GPMB

Xem xét, giải quyết: 189 vụ khiếu nại, tố cáo

Tháng 10-2021, Thanh tra TP Hà Nội đã ban hành Kết luận số 4756/KL-TTTP (PCTN) về thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội. Theo đó, Sở Lao động, Thương bình và Xã hội đã quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống tham nhũng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, về phía Sở và một số đơn vị trực thuộc Sở còn một số tồn tại, hạn chế như sau: Việc công khai dự toán, quyết toán hàng năm đôi lúc còn chậm; việc thực hiện một số kết luận thanh tra còn chậm; việc đôn đốc, kiểm tra và số đơn vị được kiểm tra sau thanh tra còn hạn chế. Một số đơn vị trực thuộc xây dựng quy chế chi tiêu còn vận dụng văn bản hết hiệu lực; không quy định rõ các phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm, tiền làm thêm giờ hoặc chưa xây dựng mức khoán kinh phí sử dụng điện thoại với từng đầu máy hoặc từng phòng mà ghi chung chung; công khai việc mua sắm tài sản công lồng ghép với việc công khai tài chính hàng năm...

Từ đầu năm đến giờ, Thanh tra TP và các sở, ngành, quận, huyện, thị xã đang triển khai thực hiện 104 cuộc thanh tra hành chính (kế hoạch 48; đột xuất 56); trong đó kỳ trước chuyển sang 93 cuộc, thành lập mới trong kỳ là 11 cuộc; đã kết luận 16 cuộc thanh tra. Thực hiện 199 cuộc thanh tra chuyên ngành (số cuộc triển khai từ kỳ trước chuyển sang 26; số cuộc triển khai trong kỳ 173; số cuộc thường xuyên 126; theo kế hoạch 36, đột xuất 37); đã kết luận 128 cuộc. Qua thanh tra xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 tổ chức và 138 cá nhân với số tiền xử phạt vi phạm hành chính 846 triệu đồng.

Các cơ quan hành chính của TP tiếp 755 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo và 04 đoàn đông người; tiếp nhận và xử lý 2.448 đơn; gồm có khiếu nại 446 đơn; tố cáo 254 đơn; kiến nghị, phản ánh, nặc danh 1.748 đơn. Tổng số vụ khiếu nại, tố cáo 259 (trong đó khiếu nại 225, tố cáo 134); đã xem xét, giải quyết: 189 vụ (khiếu nại 109, tố cáo 80).

Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, Ban Nội chính Thành ủy đã ban hành công văn chỉ đạo các cấp, các ngành TP chủ động giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền, đảm bảo đúng quy định pháp luật; tiếp nhận 5.143 đơn, thư gửi từ các nguồn gửi đến Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy (đơn chuyển từ năm 2020 sang là 1.411 đơn); đã tham mưu, xử lý chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền và xử lý khác 5.090 đơn, đang tiếp tục xử lý 13 đơn; tích cực tham mưu Thành ủy chỉ đạo các đơn vị, quận, huyện, thị ủy chỉ đạo giải quyết 10 vụ việc tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, 43 vụ việc khiếu kiện kéo dài và 96 vụ việc thuộc danh sách theo dõi của quận, huyện, thị ủy…

Lãnh đạo các cơ quan hành chính đã tiếp định kỳ, đột xuất 7.894 lượt công dân, có 37 lượt đoàn đông người với 15 vụ việc. Trong đó, lãnh đạo UBND TP tiếp 277 lượt công dân; các cơ quan hành chính đã tiếp 37 lượt đoàn đông người với 15 vụ việc khiếu nại, tố cáo. Lãnh đạo UBND TP đã nghe các đơn vị báo cáo để kịp thời chỉ đạo giải quyết đối với một số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người.

Quy định mới về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm

Để làm rõ hơn quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 07/2021/TT-TTCP quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15-11-2021.

Đối tượng áp dụng áp dụng của Thông tư là Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra Nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra và thành viên đoàn thanh tra khi thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan.

Thông tư nêu rõ: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; giải quyết khó khăn, vướng mắc, xử lý kịp thời kiến nghị của cơ quan thanh tra, đoàn thanh tra; kết luận thanh tra và chỉ đạo, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm báo cáo, giải trình, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của người có thẩm quyền. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung thanh tra có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người có thẩm quyền tiến hành thanh tra.

Ngoài ra, Thông tư còn quy định thẩm quyền thanh tra trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở, Thanh tra huyện và thẩm quyền xem xét, xác minh đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, năm 2021, số cuộc thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo giảm so với năm 2020, nhưng việc phát hiện, chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra tăng. Qua đó cho thấy chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra đã từng bước được nâng lên, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm, vi phạm pháp luật, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các cơ quan nội chính trong việc thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án trong phòng, chống tham nhũng, theo đúng tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực.
Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động