Hà Nội: Đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBộ phận Một cửa của UBND phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Ảnh: Văn Biên |
Hà Nội là địa phương được Chính phủ giao làm điểm triển khai Đề án 06 của Chính phủ (Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030). Đến hết năm 2022, TP đã cơ bản hoàn thành các nội dung nhiệm vụ trong Đề án 06, đặc biệt đã hoàn thành triển khai 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo đúng lộ trình của Đề án 06 (đạt 100%).
Theo đánh giá của TP Hà Nội, triển khai Đề án 06, dịch vụ công có số hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết trực tuyến cao nhất trong năm 2022 là nhóm cư trú, thấp nhất là dịch vụ công "Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận" với 15 hồ sơ (do mới triển khai từ 26/10/2022).
Có 9/25 dịch vụ công trực tuyến (đạt 36%) được tiếp nhận và giải quyết hoàn toàn trực tuyến (không có hồ sơ tiếp nhận trực tiếp). Riêng đối với 2 dịch vụ công liên thông: "Đăng ký khai sinh đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi" và "Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí": Từ ngày 22/11/2022 đến 9/5/2023, đã tiếp nhận tổng số 34.253 hồ sơ yêu cầu thực hiện liên thông (gồm 31.916 hồ sơ đăng ký liên thông nhóm khai sinh và 2.337 hồ sơ đăng ký liên thông nhóm khai tử).
Đối với Dịch vụ công trực tuyến, năm 2022, Chủ tịch UBND TP đã ban hành 8 quyết định phê duyệt phương án tái cấu trúc 113 quy trình TTHC các lĩnh vực: Nội vụ, Giao thông vận tải, Quy hoạch - Kiến trúc, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Thông tin và truyền thông, Giáo dục và Đào tạo để xây dựng dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Về triển khai báo cáo điện tử, thực hiện Nghị định 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ về quy định chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước, UBND TP đã đưa vào vận hành, khai thác sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo TP trên phạm vi toàn TP; đã triển khai tới 633 cơ quan, đơn vị; cấp 3.355 tài khoản cho đại diện các cơ quan, đơn vị phục vụ nhu cầu khai thác sử dụng và thực hiện các chế độ báo cáo.
Đồng thời, tổ chức kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu về 8 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội TP với Hệ thống thông tin báo Chính phủ theo quy định; Tổ chức triển khai 12 loại báo cáo phục vụ công tác tổng hợp thông tin, số liệu tại các cấp chính quyền TP.
Dự kiến, trong thời gian tới sẽ đưa vào thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) áp dụng cho loại báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của TP.
Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, từ ngày 20/9/2022, Văn phòng UBND TP đã chính thức vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống Quản lý cuộc họp của Ban Cán sự đảng TP, UBND TP, bước đầu thay thế, đổi mới phương thức điều hành trên môi trường mạng, chuyển sang sử dụng tài liệu điện tử, tổ chức điểm danh đại biểu dự họp bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, thực hiện biểu quyết và lấy ý kiến thành viên dự họp bằng hình thức điện tử.
“TP Hà Nội đang thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính theo hướng "Cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết" để không còn tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết, đơn giản hóa thủ tục hành chính, mang lại lợi tích thiết thực nhất cho người dân” - ông Trương Việt Dũng cho hay.
Công tác cải cách hành chính ngày càng đi vào nề nếp | |
Mô hình sáng tạo, bước tiến vượt bậc trong CCHC | |
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành nội bộ |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại