Thứ sáu 08/11/2024 16:24

Hà Nội: “Đánh thức” doanh nghiệp này bằng các cơ chế, chính sách đặc thù

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ông Cao Việt Hùng - Phó Trưởng phòng Quản lý tiêu chuẩn chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho biết, TP Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ các cộng đồng doanh nghiệp. Tới đây, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội sẽ triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa.
Với lợi thế là Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, kinh tế, xã hội hàng đầu của cả nước, TP Hà Nội có rất nhiều tiềm năng để phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Với lợi thế là Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, kinh tế, xã hội hàng đầu của cả nước, TP Hà Nội có rất nhiều tiềm năng để phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Theo số liệu báo cáo, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã… ở Hà Nội đã ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất, tạo ra hàng hóa có năng suất vượt trội, giá trị gia tăng cao, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Chẳng hạn như Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn tại huyện Chương Mỹ đã ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống quan trắc thời tiết để cập nhật thông tin từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến in tem nhãn tự động, minh bạch hóa toàn bộ quá trình sản xuất.

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp cũng đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sau thời gian ngắn thực hiện chiến lược chuyển đổi số, trong giai đoạn 2020 - 2022, doanh thu của Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã tăng gần 20%.

Hiện, các sản phẩm công nghệ đã chiếm 70% tổng doanh thu của công ty, trong đó các sản phẩm công nghệ cao như đèn LED smart, thiết bị điện thông minh, sản phẩm IoT, phích tiên tiến… chiếm 29%. 3 trung tâm nghiên cứu và phát triển của Rạng Đông đã tích cực ứng dụng các công nghệ mới, hình thành hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ 4.0…

Tuy nhiên, cùng với đầu tư công nghệ, một số doanh nghiệp cho biết vẫn rất lúng túng trong xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đáp ứng thông lệ quốc tế, mà đây lại là đòi hỏi sống còn trong bối cảnh Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn và nước ta đang ký kết rất nhiều hiệp định thương mại.

Ông Cao Việt Hùng - Phó Trưởng phòng Quản lý tiêu chuẩn chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho biết, về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa có Luật Tiêu chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng hàng hóa quy định chi tiết về chất lượng sản phẩm.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, việc lựa chọn sử dụng áp dụng tiêu chuẩn nào là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp, đây cũng là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa tới doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngoài việc lựa chọn các tiêu chuẩn sẵn có, doanh nghiệp có thể nghiên cứu để xây dựng tiêu chuẩn riêng có của doanh nghiệp dựa trên cơ sở sẵn có, bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia.

Theo ông Cao Việt Hùng, Việt Nam có nền kinh tế có độ mở lớn, đã và đang ký kết nhiều Hiệp định tự do thương mại. Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có những chủ trương nhất định trong việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia TCVN, hiện đã có hơn 60% TCVN hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế.

Khi các doanh nghiệp dựa trên hệ thống TCVN để xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn tương đương của khu vực và quốc tế. Ví dụ, trong lĩnh vực thiết bị điện, bộ tiêu chuẩn TCVN đang được sử dụng đạt 90% bộ tiêu chuẩn hóa quốc tế và châu Âu. Khi áp dụng toàn bộ bộ tiêu chuẩn đó thì các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tin đưa hàng hóa ra thị trường thế giới.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình quốc gia hỗ trợ cho các doanh nghiệp về năng suất và chất lượng hàng hóa, đối với các bộ, ngành, địa phương thì Hà Nội cũng đã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ các cộng đồng doanh nghiệp. Tới đây, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội sẽ triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 Hà Nội có tối thiểu 200 doanh nghiệp khoa học công nghệ, bên cạnh tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch số 49/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về "Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ đến năm 2025", Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP Hà Nội xem xét, bổ sung một số giải pháp đột phá để tăng nhanh số lượng và chất lượng DN tương xứng với tiềm lực khoa học công nghệ của Thủ đô.

“Đồng thời, đề xuất, kiến nghị với UBND TP bố trí quỹ đất, xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi, hỗ trợ thuê đất cho doanh nghiệp theo quy định. Quỹ Đầu tư phát triển TP hoàn thiện hành lang pháp lý các quỹ đang được Thành phố giao quản lý, làm căn cứ triển khai hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp khoa học công nghệ tiếp cận, vay vốn với lãi suất ưu đãi...” - ông Cao Việt Hùng thông tin.

"Bà mối" kết nối các doanh nghiệp
Hà Nội: Hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng Việt thâm nhập hệ thống bán lẻ quốc tế
Doanh nghiệp Hà Nội trong công cuộc chuyển đổi số còn nhiều gian nan
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động