Thứ sáu 29/03/2024 11:35

Hà Nội: Chủ động, sáng tạo với đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 22/12, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác năm của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) TP, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn – Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP chủ trì hội nghị.
Hà Nội: Chủ động, sáng tạo với đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn – Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP chủ trì hội nghị

Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và Thành phố

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương – Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP cho biết, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn TP năm 2022 đã kịp thời, linh hoạt bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và TP để tham mưu UBND TP xây dựng, ban hành các văn bản và triển khai theo đúng nhiệm vụ đã đề ra.

Theo đó, Hội đồng Phối hợp PBGDPL đã tích cực, chủ động, sáng tạo triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Trong đó, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung đáp ứng phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội của TP, đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh Covid-19 phù hợp với từng nhóm đối tượng mang lại hiệu quả cao, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật nói chung, về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nói riêng của cán bộ và Nhân dân Thủ đô.

Các đơn vị cấp TP tích cực tuyên truyền pháp luật như: Ủy ban MTTQ Việt Nam TP, LĐLĐ TP, Hội LHPN TP, Hội Nông dân TP, Thành Đoàn Hà Nội, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia, Sở Tư pháp, Công an TP, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở TT&TT, Sở GD&ĐT, Sở VH&TT, Sở Y tế, Viện KSND TP, Đài PT&TH Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị.

Thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL TP đã tích cực triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL bám sát sự chỉ đạo của TP với các hình thức phù hợp để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện có hiệu quả Kế hoạch PBGDPL năm 2022 của UBND TP. Kết quả cụ thể: đã tổ chức 6.648 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 2.217.283 lượt người tham dự; tổ chức 60 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 809.736 lượt người dự thi; phát hành 4.942.232 tài liệu PBGDPL, trong đó đăng tải 12.706 tài liệu, tin, bài tuyên truyền pháp luật trên internet.

Các quận, huyện, thị xã tích cực triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Quốc Oai, Sóc Sơn,Tây Hồ, Thanh Oai, Thanh Trì, Thanh Xuân, Sơn Tây, Thường Tín, Ứng Hoà.

Kết quả tổ chức 2.132 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 528.374 lượt người tham dự; tổ chức 09 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 76.742 lượt người dự thi; phát hành 2.754.014 tài liệu PBGDPL.

Bên cạnh đó, đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Cư trú và các văn bản liên quan, tuyên truyền triển khai thực hiện Đề án số 06, Luật Phòng, chống ma túy, kỷ luật, kỷ cương hành chính; phòng, chống tham nhũng; CCHC; phòng cháy, chữa cháy; quản lý và sử dụng pháo; ATGT, vệ sinh môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn lao động; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội...

Thành ủy, UBND TP và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tập trung chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt. Công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở góp phần bảo đảm an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn TP, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” của TP là vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa ổn định phát triển kinh tế, thực hiện chủ đề công tác năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.

Hà Nội: Chủ động, sáng tạo với đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương – Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP cho biết, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn TP năm 2022 đã kịp thời, linh hoạt bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và TP để tham mưu UBND TP xây dựng, ban hành các văn bản và triển khai theo đúng nhiệm vụ đã đề ra.

Áp dụng nhiều hình thức, mô hình sáng tạo, hiệu quả

Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương, công tác tuyên truyền, PBGDPL luôn triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục, vừa sâu, vừa rộng, ngày càng thu hút đông đảo được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân trên địa bàn bàn tham gia tạo thành phong trào tìm hiểu pháp luật, thực hiện theo pháp luật sôi nổi trên địa bàn Thủ đô.

Bên cạnh thực hiện hình thức PBGDPL truyền thống, các ngành, cơ quan đơn vị, địa phương đã tổ chức sáng tạo, áp dụng nhiều hình thức, mô hình PBGDPL mới hiệu quả, tiết kiệm được nguồn lực, phù hợp với đối tượng, địa bàn và tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL tiếp tục được đẩy mạnh, tiếp tục sử dụng nhiều ứng dụng mới để tuyên truyển theo phương thức hiện đại như Hà Nội Media Box, mạng xã hội Lotus, chuyển tải dưới inforgraphic, video điện tử, mạng xã hội, fanpage, màn hình Led, qua thiết bị điện tử tại nhà chung cư, khu đô thị, tin nhắn điện tử, thư điện tử...

Việc triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam trên địa bàn TP tiếp tục được thực hiện nghiêm túc, sáng tạo, hiệu quả thực sự trở thành sự kiện chính trị, pháp lý của Thủ đô đã tạo sự lan tỏa ý thức thượng tôn, chấp hành và bảo vệ pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và Nhân dân trên địa bàn Thủ đô.

Nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hòa giải, các quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân, cũng như tạo diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên trên địa bàn Thành phố, ngày 13/4/2022 UBND TP đã ban hành Công văn 1074/UBND-NC về việc hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở năm 2022, trong đó hướng dẫn đánh giá Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022”.

Hội đồng phối hợp PBGDPL TP đã tham mưu UBND TP chỉ đạo Báo Kinh tế và Đô thị tiếp tục triển khai thực hiện Đề án của UBND TP với mục tiêu 100% tổ hòa giải được cấp phát miễn phí ấn phẩm Pháp luật và Xã hội thuộc Báo Kinh tế và Đô thị tới các Tổ hòa giải của 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. 11 tháng năm 2022, ấn phẩm Pháp luật và xã hội thuộc Báo Kinh tế và đô thị đã phát hành miễn phí 883.578 tờ tới 100% các tổ hoà giải trên địa bàn TP.

Bên cạnh đó chuyên mục hòa giải ở cơ sở của Trang Thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật của Hội đồng phối hợp PBGDPL TP đã đẩy mạnh đăng tải tin, bài viết về gương người tốt việc tốt trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, câu chuyện hòa giải trong thực tế cuộc sống góp phần nâng cao kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên và vị thế của hòa giải viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong năm 2022, Trang thông tin tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng đã đăng khoảng 140 tin, bài viết về hòa giải ở cơ sở.

Tổ chức củng cố, kiện toàn, thành lập mới tổ hoà giải, tổ trưởng và các hòa giải viên được thực hiện nghiêm túc. Đến nay, toàn TP có 4.964 tổ hòa giải với tổng số 32.024 hòa giải viên. Theo báo cáo của 30/30 quận, huyện, năm 2022, toàn TP đã tiếp nhận tổng số 3.850 vụ việc, số vụ hòa giải thành là 3.186 vụ, số vụ việc chưa giải quyết xong là 124 vụ, đạt tỷ lệ 85,51% cao hơn tỷ lệ hoà giải thành cùng kỳ năm 2021, 0,31% (năm 2021: hoà giải thành 2.483/2.911 vụ (đạt tỷ lệ 85,29%).

Mô hình tổ hoà giải 5 tốt: Năm 2022, TP đã có 3.001/4.964 tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt” (đạt tỷ lệ 60,5%)., tăng hơn 179 tổ hoà giải 5 tốt so với năm 2021 (năm 2021 có 2.822/4937 tổ hoà giải đạt ”Tổ hoà giải 5 tốt” (chiếm 57%)). Mô hình hòa giải 5 tốt đã góp phần đẩy mạnh sự quan tâm của chính quyền trong công tác hòa giải ở cơ sở. Việc kết hợp mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” với nhiều mô hình tự quản khác trong cộng đồng dân cư ngày càng được đẩy mạnh.

Nhiều đơn vị vẫn tích cực duy trì mô hình hoạt động “Tổ hòa giải 5 tốt” như các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Long Biên, Ba Đình, Mỹ Đức, Bắc Từ Liêm, Phúc Thọ, Mê Linh, Hai Bà Trưng, Sóc Sơn, Nam Từ Liêm.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn đánh giá, năm 2022, công tác PBGDPL trên địa bàn TP đã kịp thời, linh hoạt bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và TP; đạt được nhiều kết quả tích cực. Các đơn vị đã tích cực, chủ động, sáng tạo triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, có các giải pháp tuyên truyền hiệu quả.

Năm 2023, UBND TP xác định nhiều nhiệm vụ cụ thể, theo đó, Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP bám sát các nhiệm vụ chính trị của TP để xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, phân công nhiệm vụ cụ thể.

Hà Nội: Chủ động, sáng tạo với đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Năm 2023, UBND TP xác định nhiều nhiệm vụ cụ thể, theo đó, Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP bám sát các nhiệm vụ chính trị của TP để xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, phân công nhiệm vụ cụ thể.

Tiếp tục thực hiện tổ các mục tiêu năm 2023

Năm 2023, UBND TP xác định nhiều nhiệm vụ cụ thể, trong đó, tiếp tục làm tốt công tác tham mưu UBND TP trong tư vấn, tham mưu về công tác PBGDPL; trách nhiệm thành viên của từng thành viên Hội đồng; trách nhiệm gắn kết của Hội đồng và gắn kết với trách nhiệm tham mưu về công tác PBGDPL tại các sở, ban, ngành, đoàn thể; định hướng nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp theo từng giai đoạn cụ thể.

Triển khai Luật PBGDPL, các Chương trình, Đề án PBGDPL do Trung ương và TP ban hành; kịp thời tham mưu UBND TP ban hành Chương trình, Đề án PBGDPL mới theo chỉ đạo của Trung ương và nhiệm vụ chính trị của TP.

Tham mưu đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các Luật, Pháp lệnh mới được Quốc hội thông qua; quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh nội dung phổ biến pháp luật theo nhiêm vụ chính trị của TP, những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, những vấn đề nóng, bức xúc trong xã hội trên địa bàn TP.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, PBGDPL. Khai thác có hiệu quả các ứng dụng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, PBGDPL; Tham mưu UBND TP tổ chức Ngày pháp luật Việt Nam trên địa bàn TP.

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Thông tư số 03/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” ban hành kèm theo Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 12/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với đó, tiếp tục chức triển khai vận hành Trang thông tin điện tử tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Hội đồng phối hợp PBGDPL TP; đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, pháp luật qua các chuyên trang, chuyên mục pháp luật của các báo và Đài phát thanh, truyền hình theo những nhiệm vụ trọng tâm của TP.

Tăng cường công tác quản lý, nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP trong tham gia tuyên truyền, PBGDPL tại cơ quan, đơn vị, địa phương; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên ở cơ sở.

Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến. Tiếp tục triển khai thí điểm một số mô hình phổ biến giáo dục mới. Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hoà giải ở cơ sở và tổ chức cuộc thi hoà giài viên giỏi; Tiếp tục triển khai thí điểm một số mô hình phổ biến giáo dục mới.

Triển khai thực hiện đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật. Triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của TP về công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật.

Triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” ban hành kèm theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai thực hiện Quyết định số 2039/QĐ-BTP ngày 13/10/2022 ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” năm 2022 và năm 2023 của Bộ Tư pháp và Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” ban hành kèm theo Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên
Hà Nội tích cực triển khai thực hiện bộ phận “một cửa” thân thiện
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ từ 1/4

Hà Nội thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ từ 1/4

Từ 1/4, Cục Thống kê TP Hà Nội sẽ tổ chức thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 trên địa bàn TP.
Cảnh sát 141 trao trả chiếc ví có tài sản trị giá lớn cho người dân đánh rơi

Cảnh sát 141 trao trả chiếc ví có tài sản trị giá lớn cho người dân đánh rơi

Đang làm nhiệm vụ thì nhặt được chiếc ví trên đường, bên trong có tài sản trị giá hơn 100 triệu đồng và nhiều giấy tờ tùy thân quan trọng, cán bộ tổ công tác Y11/141 CATP Hà Nội đã trao trả cho chủ nhân.
Tuyên truyền hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến toàn trình

Tuyên truyền hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến toàn trình

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) huyện Đông Anh vừa ban hành Công văn số 22/CV-HĐ về việc tuyên truyền hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trực tuyến toàn trình qua hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP Hà Nội.
Giao Công an TP Hà Nội làm rõ quy trình chặt hạ cây sao đen trên phố Lò Đúc

Giao Công an TP Hà Nội làm rõ quy trình chặt hạ cây sao đen trên phố Lò Đúc

UBND TP Hà Nội giao Công an TP kiểm tra, xác minh làm rõ, trả lời đầy đủ về quy trình chặt hạ cây sao đen trên phố Lò Đúc, thuộc quận Hai Bà Trưng, thời hạn hoàn thành trước ngày 6/4.
Hải Phòng thành lập các đội bắt chó, mèo thả rông

Hải Phòng thành lập các đội bắt chó, mèo thả rông

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa có Công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, quận, các sở, ban, ngành TP tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch về phòng, chống bệnh dại trên địa bàn TP giai đoạn 2022 – 2030
Đề xuất làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vận tốc 350 km/h

Đề xuất làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vận tốc 350 km/h

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có thể đóng góp khoảng 1 điểm % tăng trưởng GDP mỗi năm trong giai đoạn 2025 - 2037...
Dự báo thời tiết ngày 29/3/2024: Hà Nội có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá

Dự báo thời tiết ngày 29/3/2024: Hà Nội có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá

Dự báo thời tiết ngày 29/3/2024, Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to; sau có mưa vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới: miền Bắc sắp đón đợt nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới: miền Bắc sắp đón đợt nắng nóng diện rộng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi bản tin dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 28/3 đến ngày 7/4. Theo đó, từ ngày 1-4/4 miền Bắc khả năng có nắng nóng diện rộng.
Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hà Nội có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hà Nội có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024, Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 21-23 độ. Nhiệt độ cao nhất: 27-29 độ.
Phí giữ chỗ không chỉ đơn giản là trách nhiệm

Phí giữ chỗ không chỉ đơn giản là trách nhiệm

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ra công văn chỉ đạo về công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2024 - 2025, trong đó yêu cầu các trường không được thu phí giữ chỗ.
Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh khác biệt các trường chuyên ở Việt Nam

Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh khác biệt các trường chuyên ở Việt Nam

Nếu như các trường chuyên trên cả nước thường thi các môn toán, ngữ văn và môn chuyên thì Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chỉ yêu cầu thí sinh thi 1 môn chuyên và không có điểm cộng.
Chốt phương án thi 3 môn vào lớp 10 ở Hà Nội

Chốt phương án thi 3 môn vào lớp 10 ở Hà Nội

Chiều 28/3, UBND TP Hà Nội có văn bản chấp nhận tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội về phương án thi vào lớp 10 năm học 2024-2025. Theo đó, học sinh thi 3 môn: toán, ngữ văn, ngoại ngữ.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động