Thứ năm 21/11/2024 23:22

Giữ “lửa” dòng tranh dân gian Hàng Trống trong đời sống đương đại

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Với 38 tác phẩm tạo hình của 22 tác giả được thực hiện trên các chất liệu lụa, sơn mài, giấy Dó, sơn dầu và 29 tranh dân gian Hàng Trống trên chất liệu giấy Dó, triển lãm “Đối thoại với dòng tranh dân gian Hàng Trống” tạo sức hút riêng đông đảo người yêu nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là thế hệ trẻ và du khách quốc tế.
Giữ “lửa” dòng tranh dân gian Hàng Trống trong đời sống đương đại
Triển lãm “Đối thoại với dòng tranh dân gian Hàng Trống” được tổ chức tại khu tiền đường nhà Thái Học của Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Lấy cảm hứng sáng tạo từ dòng tranh dân gian Hàng Trống, triển lãm “Đối thoại với dòng tranh dân gian Hàng Trống” tổ chức tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám gây ấn tượng với du khách trong nước và quốc tế.

Trong không gian tiền đường nhà Thái Học của Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, 38 tác phẩm tạo hình của 22 tác giả được thực hiện trên các chất liệu lụa, sơn mài, giấy Dó, sơn dầu và 29 tranh dân gian Hàng Trống trên chất liệu giấy Dó là hành trình gìn giữ, phát huy tinh hoa của dân tộc của các nghệ nhân, họa sĩ.

Nội dung các tác phẩm phản ánh sinh động đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Đây là kết quả của dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” của Giám tuyển, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn cùng các cộng sự thực hiện.

Cuộc trưng bày lần này nhằm quảng bá nét đẹp tranh dân gian Hàng Trống, đánh thức giá trị di sản văn hóa trong đời sống đương đại.

Giữ “lửa” dòng tranh dân gian Hàng Trống trong đời sống đương đại
Một góc của triển lãm

Với nỗ lực đối thoại và viết tiếp giá trị của dòng tranh truyền thống bằng các chất liệu truyền thống khác trong nền hội họa Việt Nam. Cuộc đối thoại còn là không gian giao lưu của các nghệ sĩ trẻ trên con đường sáng tác độc lập, luôn quan tâm đến giá trị di sản văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa, viết tiếp những giá trị sáng tạo mới.

Thời gian qua, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám là địa chỉ thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng.

Với định hướng trở thành điểm đến không gian văn hóa di sản, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng tuyến phố đi bộ đêm, các hoạt động văn hóa truyền thống góp phần xây dựng một hệ sinh thái không gian sáng tạo mới cho Hà Nội.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức, triển lãm “Đối thoại với dòng tranh dân gian Hàng Trống” khai mạc từ ngày 6/7 và kéo dài đến ngày 31/7/2023, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (số 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội).

Triển lãm Triển lãm "Vùng nào thức nấy": Bức tranh ẩm thực vùng miền Việt Nam qua tranh minh họa
Ứng dụng nền tảng công nghệ số trong bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Ứng dụng nền tảng công nghệ số trong bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động