Thứ sáu 03/05/2024 09:07

Giữ gìn và phát triển di sản văn hóa nghệ thuật nhờ sức mạnh công nghệ số

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
“Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 12/11/2021 đã đề ra những mục tiêu cụ thể để phát triển văn hóa. Để thực hiện các mục tiêu trên, chiến lược đã xác định các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể đến năm 2030, trong đó có nhiệm vụ: phát huy thành tựu khoa học, công nghệ gắn với chuyển đổi số trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nhằm mở rộng khả năng tiếp cận, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa,...
Một tiết mục nghệ thuật tại lễ khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. 	Ảnh: Khánh Huy
Một tiết mục nghệ thuật tại lễ khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. Ảnh: Khánh Huy

Con đường tất yếu của sự phát triển văn hóa nghệ thuật

Thời điểm dịch Covid-19 diễn biến khó lường, các đơn vị nghệ thuật phải đóng cửa, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã xây dựng kênh Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam trên YouTube và Facebook để phát trực tuyến các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc, các chương trình biểu diễn nghệ thuật,… Hình thức này đã tạo cơ hội cho khán giả trên khắp mọi miền đất nước có thể thưởng thức tác phẩm nghệ thuật sân khấu, cập nhật mọi thông tin về các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp, giúp các nhà hát, nghệ sĩ quảng bá rộng rãi các chương trình nghệ thuật, không phải đến nhà hát.

Sau đại dịch, nhiều nhà hát, đơn vị nghệ thuật đã tự tìm những hướng đi riêng, nỗ lực áp dụng công nghệ mới để phát triển các hoạt động của nhà hát, tiếp cận khán giả dễ dàng hơn cũng như nâng cao chất lượng tác phẩm nghệ thuật.

Từ những nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra trong "Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030" có thể thấy, chuyển đổi số trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn không chỉ là giải pháp tình thế mà còn là con đường tất yếu của sự phát triển nghệ thuật biểu diễn trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay.

Thời gian qua, các đơn vị nghệ thuật từ Trung ương đến địa phương đều tích cực xây dựng, phát triển các trang mạng xã hội như Facebook, Tik Tok, Zalo hoặc trên các nền tảng công nghệ số khác nhau của nhà hát để thông báo lịch diễn, giới thiệu các chương trình cho khán giả. Một số nhà hát còn phát trực tiếp những trích đoạn vở diễn lên mạng xã hội để phục vụ các khán giả ở xa.

Với các chương trình của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, khán giả có thể sử dụng quét mã QR trên màn hình sân khấu trước giờ biểu diễn, để tìm hiểu trước về nội dung vở diễn, các diễn viên tham gia, thứ tự các tiết mục... Do đó, nhà hát vừa tiết kiệm một phần chi phí so với việc in tờ rơi và khán giả vừa chủ động trong việc tiếp cận buổi diễn. Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam còn ứng dụng công nghệ vào việc làm mới các chương trình. Tiêu biểu như vở nhạc kịch “Những người khốn khổ” của nhà hát đã tạo ra sự đột phá trong cách thể hiện, kết hợp độc đáo giữa sân khấu tối giản và công nghệ Visual LED hiện đại, giữa nghệ thuật thị giác với nghệ thuật trình diễn nhạc kịch, mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho khán giả.

Với Nhà hát Kịch Việt Nam, các thông tin về chương trình biểu diễn, về các vở kịch đang dàn dựng, chuẩn bị ra mắt được đăng tải trên fanpage nhà hát. Những mẩu chuyện vui, những câu chuyện hài hước trong nghề diễn hay những hoạt động khác của nhà hát cũng thường xuyên được chia sẻ với công chúng. Nhà hát còn tổ chức những mini show dành cho khán giả, phần thưởng là những tấm vé đi xem các chương trình biểu diễn của nhà hát…, qua đó, thu hút một lượng lớn khán giả thường xuyên đến rạp, lượng tương tác vì thế cũng tăng lên.

NSND Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam nhấn mạnh, chuyển đổi số ứng dụng công nghệ sẽ thúc đẩy sự phát triển của các nhà hát. Công nghệ sẽ giúp tăng cường tương tác giữa nhà hát, nghệ sĩ với khán giả nên cần tận dụng công nghệ để nhiều người biết đến sân khấu kịch Việt Nam ở nhiều phương diện, từ đó mong muốn đến rạp xem các tác phẩm sân khấu.

Nhà hát Tuổi trẻ cũng thường xuyên livestream trên trang fanpage của nhà hát để giới thiệu các vở kịch sắp diễn ra, các chương trình ưu đãi khi khán giả mua vé. Đội ngũ nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi trẻ rất tích cực giới thiệu các vở diễn trên trang cá nhân để lan tỏa chương trình. Nhà hát cũng khuyến khích khán giả thanh toán, đặt vé online để nhận ưu đãi. Đặt vé online, soát vé bằng việc quét mã QR được áp dụng dễ dàng, mang lại sự thuận tiện cho khán giả.

Chia sẻ về công tác chuyển đổi số của nhà hát, NSƯT Nguyễn Sĩ Tiến - Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho biết, đơn vị rất quan tâm tới các chỉ số như: lượng người theo dõi, lượng người truy cập, tỷ lệ tương tác, bình luận trong từng bài đăng trên fanpage của nhà hát, theo từng giai đoạn để có những điều chỉnh phù hợp, doanh thu cũng khả quan hơn. NSƯT Nguyễn Sĩ Tiến cho rằng, việc nhà hát tương tác, trả lời khán giả trên các trang mạng xã hội được xác định như khâu chăm sóc khách hàng, kết nối nhà hát với khán giả.

Năm 2023, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính thức ra mắt không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến (Virtual Art Exhibition Space - VAES) với mong muốn đưa các tác phẩm nghệ thuật đến với công chúng. Không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến được xây dựng với 2 hạng mục lớn gồm kiến trúc tòa hình hoa sen cách điệu từ hoa sen trong mỹ thuật cổ, mô phỏng không gian vật lý sang trọng, bề thế, giàu tính nghệ thuật và hạng mục các không gian triển lãm số bên trong, được xây dựng với lộ trình và thiết kế phù hợp với từng nội dung trưng bày. Không gian số này được dựng 3D mô phỏng không gian thực tế. Ở đó, người nghệ sĩ có thể tìm cho mình cách trưng bày các tác phẩm phù hợp với nhu cầu, tính sáng tạo. Du khách có thể tiếp cận với các triển lãm và tác phẩm nghệ thuật ở mọi lúc, mọi nơi trên thế giới chỉ với thiết bị kết nối Internet.

Theo Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh, việc xây dựng nội dung, vận hành thử nghiệm không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến là bước đi đầu tiên, mạnh mẽ, sáng tạo của bảo tàng, để giới thiệu và phát huy giá trị di sản mỹ thuật, sức sống mới của nền mỹ thuật nước nhà đến với đông đảo công chúng, các nhà nghiên cứu trên toàn cầu. Với mong muốn xóa đi giới hạn về khoảng cách, kết nối không gian, triển lãm mỹ thuật trực tuyến còn chia sẻ thông tin về các tác phẩm nghệ thuật giá trị của Việt Nam đang được lưu giữ tại các bảo tàng mỹ thuật và sức sáng tạo không ngừng nghỉ của đội ngũ họa sĩ đương đại.

Theo PGS.TS Lauren Meeker (Đại học bang New York SUNY - Hoa Kỳ), không gian triển lãm trực tuyến mới của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tạo thêm cơ hội cho công chúng quốc tế tìm hiểu nghệ thuật, văn hóa Việt Nam. Bởi nền tảng triển lãm trực tuyến này cung cấp sẵn và lâu dài các thông tin hình ảnh về tác phẩm mỹ thuật, là tư liệu quý giá cho việc giảng dạy của ông. Việc sử dụng cũng khá đơn giản và dễ hiểu đối với học sinh, giáo viên và công chúng nói chung…

Chương trình nghệ thuật “Đàn chim Việt” gây ấn tượng mạnh với khán giả.  Ảnh: BTC
Chương trình nghệ thuật “Đàn chim Việt” gây ấn tượng mạnh với khán giả. Ảnh: BTC

Tiếp sức nghệ thuật truyền thống trong nhịp sống đương đại

TS. Phạm Ngọc Minh (Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) cho biết, trên cơ sở Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", Bộ Văn hóa - thể thao và Du lịch đã đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số như xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên nền tảng công nghệ số thống nhất; khuyến khích sử dụng các nền tảng công nghệ số trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật tạo hiệu ứng mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của cộng đồng, trong đó có số hóa vở diễn sân khấu.

Cụ thể, sẽ có nhà hát trên Youtube với sự tham gia của 12 nhà hát của Bộ cũng như nhiều đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp khác. Nhà hát trên Youtube được xem là xu hướng hưởng thụ nghệ thuật mới của công chúng trong thời đại công nghệ số, giúp khán giả cả nước có cơ hội thưởng thức nhiều tác phẩm nghệ thuật hay dù họ ở bất cứ đâu. Trong thời đại công nghệ 4.0, việc nghe nhạc trực tuyến, thưởng thức nghệ thuật truyền thống đã trở thành thói quen phổ biến của nhiều người. Do đó, việc ứng dụng nền tảng công nghệ số là giải pháp quan trọng để lưu trữ dữ liệu, quản lý và bảo tồn âm nhạc", TS. Phạm Ngọc Minh cho biết.

Để bảo tồn và phát huy văn hóa nghệ thuật truyền thống trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam, ngoài việc đăng tải nội dung lên các trang mạng xã hội, việc xây dựng nền tảng riêng để quảng bá, giới thiệu và thu hút công chúng trực tiếp tham gia sinh hoạt, biểu diễn nghệ thuật truyền thống là hướng đi hiệu quả, tiếp sức nghệ thuật truyền thống trong nhịp sống đương đại.

NSND Tống Toàn Thắng, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho rằng, các sản phẩm nghệ thuật online hiện nay đưa lên mới chỉ mang tính chất tuyên truyền chứ chưa thực sự hấp dẫn để có thể kiếm tiền. Muốn thu được tiền của khán giả, phải có sự đầu tư về công nghệ để có những sản phẩm nghệ thuật thích ứng với thị trường nghệ thuật hiện nay.

Theo NSND Thanh Ngoan - nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, với sự phát triển về công nghệ thông tin hiện nay, việc chuyển đổi số với nghệ thuật truyền thống là vô cùng quan trọng. Thực tế, từ trước đến nay, việc gìn giữ các tư liệu văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là văn hóa truyền thống chưa được chú trọng, dẫn đến việc các tư liệu bị thất thoát, mai một. “Áp dụng công nghệ số, chúng ta sẽ có một nơi lưu giữ an toàn, không bị thất thoát. Với công nghệ số, khán giả có thể nghe đi nghe lại những bài hát, làn điệu để tìm hiểu chuyên sâu về âm nhạc.

Nếu có bảo tàng số, có nghĩa là chúng ta có thể bảo tồn nhiều môn nghệ thuật truyền thống mà không sợ quá tải. Việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống cũng gồm cả việc truyền thông ở trong nước và quốc tế, làm cho người trẻ yêu hơn văn hóa nghệ thuật. Như đưa các đề án về các trường học sẽ làm các em yêu và trân trọng hơn di sản văn hóa của cha ông để lại", NSND Thanh Ngoan nhấn mạnh.

Theo nhiều nghệ sĩ, muốn chuyển đổi số thành công, cần có các phương tiện, công cụ kỹ thuật hiện đại hỗ trợ, đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số của thời đại 4.0; cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng sử dụng các nền tảng số; cân nhắc tới việc thay đổi chất lượng chương trình phù hợp với nền tảng số. Mỗi chương trình nghệ thuật phải được dàn dựng phù hợp với công nghệ kỹ thuật số, được quay đẹp mắt, cuốn hút người xem, mang đến cảm giác như xem trực tiếp tại nhà hát. Khán giả có thể xem được các vở diễn online khi đăng ký tài khoản và trả phí, từ đó giúp sân khấu giữ được bản quyền vở diễn, thu được lợi nhuận từ việc thu phí và quảng cáo.
Khích lệ các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ, trao truyền, phát huy giá trị các di sản đang nắm giữ
Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới
Tái hiện không gian văn hóa giữa lòng di sản
Hồng Giang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ninh Dương Lan Ngọc tạm rời showbiz trong thời gian bao lâu?

Ninh Dương Lan Ngọc tạm rời showbiz trong thời gian bao lâu?

Mới đây, phía ê-kíp của Ninh Dương Lan Ngọc cho biết nữ diễn viên sẽ tạm xa showbiz một thời gian để sang Australia du học. Điều này cũng từng được Lan Ngọc chia sẻ trong chương trình “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” mùa đầu tiên.
Lệ Quyên "bùng nổ" với những bản hit Bolero

Lệ Quyên "bùng nổ" với những bản hit Bolero

Ngày 29/4, đêm nhạc của tình yêu l’Amour Show “Love In The Cloud” đã được tổ chức trong không gian bồng bềnh như mây tại Hôtel de l'Amour Tam Đảo, với phần trình diễn của “nữ hoàng Bolero” Lệ Quyên.
Đứng trong top phim Việt có doanh thu thấp nhất lịch sử, phim của Mai Thu Huyền còn cơ hội lật ngược tình thế?

Đứng trong top phim Việt có doanh thu thấp nhất lịch sử, phim của Mai Thu Huyền còn cơ hội lật ngược tình thế?

Phim "Đóa hoa mong manh" có kinh phí đầu tư "khủng" nhưng lại có doanh thu đứng top thấp nhất lịch sử phòng vé Việt. Tuy nhiên, Mai Thu Huyền chia sẻ, phim sẽ được chiếu tại một số quốc gia khác.
Hà Nội dịu dàng trong ánh hoàng hôn

Hà Nội dịu dàng trong ánh hoàng hôn

Hoàng hôn ở Hồ Tây là một trong những điều ấn tượng và quyến rũ nhất khiến tối muốn gắn bó và thêm yêu Hà Nội. Tôi thích lang thang ở Hồ Tây vào một buổi chiều tà có nắng, có gió, thích cảm giác mong ngóng, chờ đợi hoàng hôn xuất hiện và nhìn ngắm nó thật tĩnh lặng, bình yên…
Cội nguồn sức mạnh!

Cội nguồn sức mạnh!

Hà Nội của những ngày tháng 4 thật nhộn nhịp với cái nắng vàng đang trải thảm muôn nơi. Trong nhịp sống hối hả đó, tôi không quên cùng các con tận hưởng những ngày cuối tuần nhẹ nhàng và dịu êm.
Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người

Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người

Với thành tích 123 lần hiến máu, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thanh (xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội) được vinh danh "Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023" trong lĩnh vực tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Đồng Tháp: 28 hoạt động trong lễ hội sen lần 2

Đồng Tháp: 28 hoạt động trong lễ hội sen lần 2

Ngày 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo công bố Lễ hội sen lần thứ II năm 2024, với chủ đề “Rạng ngời sắc sen” nhằm tôn vinh hoa sen, phát huy giá trị văn hóa - kinh tế, thúc đẩy phát triển ngành hàng sen gắn với phát triển du lịch và hình ảnh địa phương.
Văn khấn rằm tháng 3 năm Giáp Thìn 2024 theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn rằm tháng 3 năm Giáp Thìn 2024 theo truyền thống Việt Nam

Theo phong tục, các gia đình đều làm lễ cúng ngày rằm 15 âm lịch hàng tháng. Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cỗ cúng thì bài văn khấn ngày rằm 15 âm lịch cũng được xem là nội dung không thể thiếu khi làm lễ. Dưới đây là bài văn khấn ngày rằm tháng 3 đầy đủ để các bạn tham khảo và thực hiện khi khấn lễ.
NSND Quang Lẫm: "Đã lên sân khấu thì dù vai nhỏ nhất cũng phải thật nghiêm túc và hết mình"

NSND Quang Lẫm: "Đã lên sân khấu thì dù vai nhỏ nhất cũng phải thật nghiêm túc và hết mình"

NSND Quang Lẫm - Giám đốc Nhà hát Chèo Bắc Giang là một trong những nghệ sĩ vừa được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ Nhân dân (NSND). Đây là phần thưởng xứng đáng cho những cống hiến không ngừng nghỉ của nam nghệ sĩ dành cho nghệ thuật nước nhà trong suốt 36 năm qua.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động