Khích lệ các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ, trao truyền, phát huy giá trị các di sản đang nắm giữ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrải qua hơn 1.000 năm, nét phồn thực đặc biệt tạo nên sự độc đáo, khác lạ cho điệu múa Bồng vẫn được bảo tồn và phát huy nhờ các nghệ nhân tại làng Triều Khúc, Hà Nội. Ảnh: Khánh Huy |
Về chế độ đãi ngộ đối với “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”, Nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được UBND TP hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 40 triệu đồng đối với “Nghệ nhân nhân dân” và 30 triệu đồng đối với “Nghệ nhân ưu tú".
Trước đó, đại diện UBND TP Hà Nội trình bày các tờ trình của UBND TP cho biết, tổng 3 đợt phong tặng (năm 2015, 2019, 2022), Hà Nội có 131 nghệ nhân với 18 “Nghệ nhân nhân dân” và 113 “Nghệ nhân ưu tú” thuộc các loại hình: Nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian. Trong 131 nghệ nhân đã được phong tặng qua 3 đợt, có 3 “Nghệ nhân nhân dân” và 12 “Nghệ nhân ưu tú” đã mất.
Do đó, tổng số nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng hiện còn sống và hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là 116 nghệ nhân (15 “Nghệ nhân nhân dân” và 101 “Nghệ nhân ưu tú”).
Về chế độ hỗ trợ đối với Câu lạc bộ tiêu biểu, cụ thể: Hỗ trợ lần đầu khi Câu lạc bộ được thành lập để mua sắm trang thiết bị, đạo cụ 50 triệu đồng/câu lạc bộ; hỗ trợ kinh phí hoạt động hàng năm cho các câu lạc bộ tiêu biểu hoạt động thường xuyên, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn đạt hiệu quả 20 triệu đồng/câu lạc bộ/năm.
Chế độ hỗ trợ đối với nghệ nhân, người kế cận nắm giữ di sản tham gia thực hành, trình diễn, truyền dạy, bảo vệ, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở mức 80 nghìn đồng/người/buổi thực hành, tập luyện; mức 200 nghìn đồng/người/buổi biểu diễn phục vụ quảng bá, giới thiệu giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể theo chương trình, kế hoạch của cấp có thẩm quyền.
Với nghệ nhân truyền dạy và người tham gia thực hành theo chương trình, kế hoạch của cấp có thẩm quyền tổ chức hỗ trợ mức 500 nghìn đồng/người/buổi Nghệ nhân nhân dân truyền dạy; bồi dưỡng mức 300 nghìn đồng/người/buổi truyền dạy với Nghệ nhân ưu tú. Mức hỗ trợ tiền nước uống cho cả nhóm này có mức chung là 20 nghìn đồng/người/buổi.
Kinh phí thực hiện nghị quyết này do ngân sách cấp thành phố đảm bảo.
Vào tháng 10/2023, 14 Nghệ nhân nhân dân và 101 Nghệ nhân ưu tú đủ điều kiện theo Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội đã được hưởng chế độ đãi ngộ, hỗ trợ trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể với tổng số tiền lên đến 3,5 tỉ đồng.
Thống kê từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Hà Nội hiện đang dẫn đầu cả nước về số nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.
Bà Phạm Thị Lan Anh - Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) cho biết, những năm qua, TP Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ nghệ nhân gìn giữ, trao truyền di sản. Trong đó Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội được coi là bước đột phá trong chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân, nghệ sĩ, góp phần nâng cao năng lực bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể từ cấp cơ sở.
Năm 2023, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã chi đãi ngộ mỗi Nghệ nhân nhân dân 40 triệu đồng, mỗi Nghệ nhân ưu tú 30 triệu đồng với tổng kinh phí hơn 3,5 tỉ đồng cho 14/18 nghệ nhân nhân dân, 101/113 nghệ nhân ưu tú còn sống. Cùng với đó, các nghệ nhân còn được hỗ trợ kinh phí theo từng buổi truyền dạy với mức từ 300 đến 500 nghìn đồng/người…
Việc chi trả đãi ngộ này có ý nghĩa to lớn, kịp thời động viên, khích lệ các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ, bảo vệ, trao truyền, quảng bá, phát huy giá trị các di sản đang nắm giữ. Đồng thời, cùng với đó tăng cường công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể, tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể và bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn dành cho từng nhóm di sản...
Theo các nghệ nhân nhận được sự hỗ trợ của TP chia sẻ, sự quan tâm, ghi nhận từ các cấp lãnh đạo TP cùng ngành văn hóa Thủ đô khiến cho mỗi nghệ nhân không cảm thấy mình còn đơn độc trên hành trình gìn giữ vốn văn hóa cổ truyền mà cha ông để lại, từ đó cũng xác định rõ hơn trách nhiệm của mình đối với việc lưu giữ và truyền bá những giá trị văn hóa tốt đẹp. Hơn thế, hiện trong bối cảnh phần đông nghệ nhân tuổi cao, đời sống khó khăn, thu nhập bấp bênh, sự hỗ trợ này đã trở thành nguồn khích lệ kịp thời và thiết thực.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại