Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế” |
Tương lai sẽ số hóa hoàn toàn ngành ngân hàng
Tại cuộc Hội thảo khoa học, TS. Trần Doãn Tiến nêu rõ: Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và gần 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cả nước đã vượt qua khó khăn thách thức, đạt được một số kết quả có tính đột phá, có ý nghĩa quan trọng góp phần vào thành tựu chung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hoá, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh nâng cao đời sống Nhân dân…
Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng, phát huy các nguồn lực hiện còn tồn tại, hạn chế. Hội thảo là dịp để trao đổi, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, từ đó nâng cao hơn nữa nhận thức về việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Ông Trần Kiên Cường, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Ngân hàng Công Thương Việt Nam cho biết, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi một cách toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Đối với ngành ngân hàng, với tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quá trình số hóa các dịch vụ ngân hàng đang là xu hướng tất yếu, nó không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn cải tiến các quy trình nội bộ của ngân hàng.
Ông Cường nhấn mạnh, ngành ngân hàng, tương lai sẽ số hóa hoàn toàn, các dịch vụ ngân hàng sẽ được tích hợp vào các hoạt động hàng ngày của khách hàng mà không cần tới một giao diện riêng. Chúng ta có thể nhận rõ điều đó trong toàn bộ hành trình trải nghiệm của khách hàng, từ khi khách hàng bắt đầu tìm kiếm sản phẩm cho đến khi họ trở thành khách hàng thân thiết của ngân hàng. Ngay từ khâu tìm kiếm sản phẩm, các dịch vụ ngân hàng sẽ được tích hợp trong những gói sản phẩm lớn, nằm trong hệ sinh thái phục vụ khách hàng thay vì khách hàng tìm kiếm riêng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Giải pháp nâng cao hiệu quả các nguồn lực kinh tế
Căn cứ các mục tiêu cụ thể về nguồn nhân lực, nguồn vật lực và nguồn tài lực đã được đề ra trong Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15-01-2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; để chuẩn bị tốt dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế, cần hệ thống các giải pháp đồng bộ, trong đó trước mắt cần tập trung vào bốn giải pháp cơ bản như:
Một là, kiến tạo thể chế, chính sách về dữ liệu. Cụ thể như: Chính sách thúc đẩy, khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng và tạo lập dữ liệu và đóng góp vào hạ tầng dữ liệu quốc gia; quản lý dữ liệu xuyên quốc gia; bổ sung các quy định về bảo mật dữ liệu, an ninh mạng, giao dịch điện tử và pháp luật về thương mại điện tử và thuế…
Hai là, khai thác, sử dụng và tận dụng dữ liệu để kiến tạo phát triển kinh tế. Cụ thể, sử dụng dữ liệu để đơn giản hóa thủ tục hành chính. Khai thác dữ liệu để nâng cao năng lực, hiệu suất làm việc; cắt giảm các hoạt động thủ công, giấy tờ thay bằng các hệ thống thông tin, xử lý trên dữ liệu số. Thực hiện chỉ đạo điều hành trên dữ liệu, quyết định chỉ đạo phải có thuyết minh lấy dữ liệu làm cơ sở lựa chọn phương án. Tăng cường sử dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong hoạt động quản trị nhà nước, hỗ trợ ra quyết định….
Ba là, thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu và các DN dữ liệu. Trong đó hình thành những DN chuyên về dữ liệu thuộc các nhóm, lĩnh vực: Tư vấn chiến lược quản trị dữ liệu; cung cấp nội dung số; cung cấp nền tảng, dịch vụ quản trị dữ liệu. Ưu tiên thúc đẩy các ngành nghề mới về dữ liệu mới theo nhu cầu phát triển. Xây dựng dữ liệu vườn ươm DNs….
Bốn là, hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm và đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường hợp tác quốc tế về dữ liệu. Trước mắt là hợp tác với các nước ASEAN triển khai sáng kiến quản trị dữ liệu xuyên biên giới để thúc đẩy dòng chảy dữ liệu giữa các nước an toàn và phù hợp với quy định pháp luật của từng nước. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực số, phát triển nhân lực về dữ liệu, phát triển đội ngũ khoa học về dữ liệu trong các lĩnh vực.
Theo ông Trần Minh Tân, chuyên gia cao cấp, Ban Công nghệ Thông tin, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số. Trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển mình từ kinh tế truyền thống sang kinh tế số thì dữ liệu cho chuyển đổi số đóng vai trò then chốt để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại