Thứ tư 09/10/2024 23:09

Gen Z - tập khách hàng “siêu kết nối” của nền kinh tế

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trên thế giới, năm 2025 thế hệ Gen Z sẽ đạt 2 tỷ người, ước tính đóng góp vào 27% vào lực lượng lao động (theo thống kê của Nielsen). Được ví von là nhóm thế hệ “siêu kết nối” với đặc điểm như am hiểu công nghệ, ưu chuộng kết nối số, và thích tạo khác biệt sẽ là khu vực “đại dương xanh” đối với những doanh nghiệp biết nắm bắt xu hướng.
Gen Z - tập khách hàng “siêu kết nối” của nền kinh tế
Tính đến năm 2025 Gen Z sẽ đạt 14,7 triệu người, đóng góp vào 21% lực lượng lao động và chiếm khoảng 30% người tiêu dùng kết nối

Đến năm 2025 Gen Z sẽ đạt 14,7 triệu người, chiếm 21% lực lượng lao động và 30% người tiêu dùng kết nối

Sinh viên là đại diện tiêu biểu cho nhóm khách hàng Gen Z tại Việt Nam. Tính đến năm 2025 Gen Z sẽ đạt 14,7 triệu người, đóng góp vào 21% lực lượng lao động và chiếm khoảng 30% người tiêu dùng kết nối. Trên thế giới, năm 2025 thế hệ Gen Z sẽ đạt 2 tỷ người, ước tính đóng góp vào 27% vào lực lượng lao động (theo thống kê của Nielsen). Được ví von là nhóm thế hệ “siêu kết nối” với đặc điểm như am hiểu công nghệ, ưu chuộng kết nối số, và thích tạo khác biệt sẽ là khu vực “đại dương xanh” đối với những doanh nghiệp biết nắm bắt xu hướng. Thời gian gần đây, chúng ta dễ dàng bắt gặp các Gen Z được lựa chọn trở thành KOL, KOC, những buổi chia sẻ livetream đã thu hút hàng nghìn người theo dõi và số đơn hàng được chốt thành công cũng tương đương với con số trên. Đặc biệt với nhóm sinh viên ngành thương mại điện tử, kinh tế số Gen Z bộc lộ rõ tài năng, tư duy kinh doanh ngay còn khi ngồi trên ghế nhà trường, thường được doanh nghiệp săn đón hoặc tự khởi nghiệp và trở thành một trong những đối tác trực tiếp của các doanh nghiệp. Thế hệ công dân “siêu kết nối” này sẽ trở thành một làn gió mới về tư duy và cách làm kinh tế khiến thương mại điện tử hay thương mại truyền thống không còn khoảng cách. Cuộc thi Sinh viên kinh doanh số do VECOM tổ chức là một “điểm đến” đã thu hút được sự tham gia của những sinh viên Gen Z ưu tú, đam mê về thương mại điện tử, digital marketing.

Gen Z - tập khách hàng “siêu kết nối” của nền kinh tế
Đặc biệt với nhóm sinh viên ngành thương mại điện tử, kinh tế số Gen Z bộc lộ rõ tài năng, tư duy kinh doanh ngay còn khi ngồi trên ghế nhà trường, thường được doanh nghiệp săn đón hoặc tự khởi nghiệp và trở thành một trong những đối tác trực tiếp của các doanh nghiệp

Ngành bảo hiểm thích nghi với xu hướng thương mại điện tử

Xu hướng số hoá các sản phẩm bảo hiểm không chỉ còn là câu chuyện để bàn. Loại hình bảo hiểm vi mô (Micro Insurance) đang được khách hàng booking hàng ngày, hàng giờ. Bảo hiểm chuyến đi, bảo hiểm hàng hoá rơi vỡ, bảo hiểm trễ chuyến, bảo hiểm hàng vận chuyển… đã trở thành dịch vụ phổ biến trong các giao dịch mua hàng online. Với ưu điểm phí bảo hiểm thấp (chỉ từ 550đ cho mỗi đơn hàng) bảo hiểm vi mô đã trở thành một trong những giải pháp giải quyết lo lắng trong mua hàng online, khi mà có một bên thứ 3 - doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra nhận trách nhiệm nếu không may xảy ra những thiệt hại trong quá trình giao dịch. Khi phát sinh trường hợp cần bồi thường, khách hàng sẽ cung cấp thông tin liên quan cho nhà bảo hiểm theo hình thức online và số tiền bồi thường sẽ phụ thuộc vào từng loại hình bảo hiểm. Xu hướng bảo hiểm vi mô sẽ còn tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Theo thống kê của Sách Trắng, ngành thương mại điện tử tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong của nền kinh tế số. Năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới (tính đến tháng 12/2023 theo Statista).

Ngành thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số (KTS) tại Việt Nam hiện đang có tiềm lực và cơ hội phát triển lớn với nhiều yếu tố thuận lợi: dân số trẻ năng động, các hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại trên môi trường số đều rất tốt, tỷ lệ người dùng Internet và tiêu dùng trực tuyến gia tăng cả về số lượng và chất lượng, doanh nghiệp tích cực chuyển đổi số... Cũng theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2024, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) ước tính thương mại điện tử Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, ước tăng 25% so với năm 2023 và đạt quy mô trên 25 tỷ USD. Cùng với đó là sự tăng trưởng của TMĐT xuyên biên giới đòi hỏi người lao động cần phải có chuyên môn cao. Nắm bắt được điều này cuộc thi Sinh viên kinh doanh số do VECOM tổ chức hàng năm đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng sinh viên Gen Z.

Bảo hiểm BSH - một thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam và đã đồng hành cùng Cuộc thi sinh viên kinh doanh số 2 mùa liên tiếp. BSH sẽ chung sức cùng Ban Giám khảo“đốt đuốc tìm nhân tài”, chọn ra các nhóm sinh viên Gen Z tài năng nhất để trao thưởng và hỗ trợ cơ hội việc làm sau khi ra trường, góp phần tạo ra nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế số.

Đặc biệt hơn, với vai trò của nhà bảo hiểm uy tín - BSH mong muốn chia sẻ với thế hệ Gen Z - công dân toàn cầu những kiến thức cần thiết về bảo hiểm. Điều đó sẽ giúp ích trực tiếp cho quyền lợi của thế hệ Gen Z ngoài ra còn là cầu nối giúp cải thiện tình hình nhận thức chung của người dân về vấn đề bảo hiểm.

Cuộc thi “Sinh viên kinh doanh số 2024” diễn ra với 4 nội thi, 8 chủ đề gồm: Bán hàng online; Digital Marketing; Giải pháp kinh doanh số và Thương mại điện tử xanh. Tham gia cuộc thi, sinh viên dự thi có cơ hội được “thực chiến”, trải nghiệm và học hỏi trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Phát động cuộc thi Sinh viên Kinh doanh số 2024
TP
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động