Thứ bảy 23/11/2024 16:29

“Ghê ghê người” sống trong lăng mộ cha con Hoàng Cao Khải

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Lăng mộ của cha con Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu (phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội) không chỉ bị biến dạng, đổ vỡ mà còn bất đắc dĩ trở thành nơi sinh sống, làm việc của một số người dân.
Họ sống thoải mái, vô tư như thể “nhà” đã được cấp sổ đỏ.

Khu đặt mộ đá của Hoàng Trọng Phu đã được 1 gia đình ngăn thành phòng ngủ. Mộ to lù lù giữa phòng tuy đã được phủ tấm vải, nhưng vẫn rõ hình hài.

Khu thờ tự với bia đá, bát hương của Hoàng Trọng Phu cũng được ngăn tạm với xung quanh bằng cánh cửa gỗ mỏng để tạo thành một phòng ngủ khác.

Vậy là chỉ một phần của lăng Hoàng Trọng Phu đã được "sáng tạo" thành một căn hộ 2 phòng ngủ, 1 phòng khách và có hẳn 1 chỗ nấu nướng.

Bà Nguyễn Thị Tiện hiện đang sống trong lăng đá Hoàng Trọng Phu quả quyết mộ ở trong buồng ngủ là mộ giả chứ làm gì có mộ thật. Chúng tôi ở đây bao nhiêu năm nên quen rồi, có thấy ma quỷ gì đâu. Tuy nhiên vào đêm khuya thanh vắng đôi lúc cũng thấy ghê ghê người.

Phía trước lăng Hoàng Trọng Phu là lăng cha ông, Hoàng Cao Khải.

Lăng Hoàng Cao Khải giờ đã biến thành trụ sở tuần tra nhân dân cụm 9 phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội.

Bên trong lăng, bàn làm việc của tổ tuần tra an ninh được đặt ở giữa. Sát khu bàn làm việc là 2 ngôi mộ đá đồ sộ của Hoàng Cao Khải và người vợ Phạm Thị Tố. Ngay chính diện là di ảnh và ban thờ đại gia đình Hoàng Cao Khải.

Một thành viên trong tổ bảo vệ cho biết, nếu không đặt tổ tuần tra an ninh ở đây thì cái lăng đá của ông quan họ Hoàng này đã bị phá nát từ lâu rồi.

Cũng theo vị này, nhằm làm giảm đi nỗi ghê sợ và tạo ra vẻ mỹ quan, tổ bảo vệ đã lấy 2 tấm ván gỗ khổ lớn che toàn bộ mộ đá phía mặt hướng ra khu bàn làm việc.

Toàn bộ không gian xung quanh lăng hai cha con Hoàng Cao Khải là chợ, chỗ gửi xe…

Khu quần thể lăng đá của cha con ông quan họ Hoàng đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia từ năm 1962, nhưng dường như chẳng còn mấy ai quan tâm đến điều đó.

Bà Trần Thị Thu Hòa - cán bộ phụ trách địa chính phường Trung Liệt cho biết: Hiện nay trong lăng Hoàng Trọng Phu có 3 hộ với 12 nhân khẩu đang sinh sống.

Năm 2010, TP Hà Nội cùng với Quận Đống Đa đã có phương án chuyển 3 hộ gia đình này đến nơi tái định cư mới với việc đền bù cho các hộ những căn chung cư nhỏ.

Phường cùng cơ quan cấp trên đã tiến hành đến các hộ dân rà soát, kiểm kê nhân khẩu, tài sản… Nhưng từ đó đến nay vẫn chưa có động thái gì, và Phường cũng chưa biết khu tái định cư đó ở đâu để các hộ dân đang sống trong lăng Hoàng Trọng Phu được chuyển đi.



Xung quanh quan tài đá của Hoàng Trọng Phu được quây lại thành phòng ngủ


Khoảng rộng phía trước vừa làm phòng khách, phòng ăn, phòng bếp...


... kiêm luôn cả nhà để xe và phòng thờ



Trong khu mộ cũng có cả nhà vệ sinh


Có còn ai nhận ra ngôi mộ của bà Phạm Thị Tố (vợ Hoàng Cao Khải)


Trên trần vẫn còn nhiều hoa văn trang trí nhưng đã dột nát và xuống cấp nghiêm trọng


Nóc ngôi mộ được tận dụng làm chuồng gà


Đôi rồng đá duy nhất còn sót lại cũng trở thành hàng rào bất đắc dĩ


Đi ngang qua chẳng mấy ai biết đây là một khu di tích lịch sử cấp Quốc gia


Lăng Hoàng Cao Khải thành trụ sở tuần tra


Những bức tượng đá bị chôn nửa người do quá trình tôn sân


Tượng rồng trên lối vào đã vỡ nát


Hồ (cũng thuộc khu di tích) đã cạn khô


Theo Bee


Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động