Đường nào giúp phim Việt ra rạp "ngoại" thành công?!
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênMới đây, tờ báo Deadline vừa tiếp tục đưa tin phim “Bố già” đã cán mốc 1,07 triệu USD (khoảng 24,5 tỉ đồng) sau 17 ngày ra rạp tại Mỹ.
Trước đó, doanh thu tại Mỹ của “Bố già” sau 2 tuần chiếu là 820.000 USD. Phim được phát hành bởi 3388 Films với số rạp ban đầu là 19, tuần thứ hai là 38 rạp và mới đây con số này đã leo lên 47 rạp sau 3 tuần.
Thành tích này cũng chính là một kỷ lục của phim Việt tại thị trường Mỹ. Theo Deadline, thành công nói trên của phim có đóng góp một phần không nhỏ từ cộng đồng người gốc Việt đang sinh sống tại các khu vực như quận Cam, San Jose, Houston, Seattle, Atlanta và Orlando.
Ngay sau đó, “Lật mặt: 48h (Lật mặt 5)” cũng công bố lịch chiếu tại Mỹ sau thành công trăm tỉ ở Việt Nam hồi tháng 4. Từ 18-6, phim sẽ ra rạp tại các bang California, Texas, Colorado, Atlanta, Georgia, Washington, Virginia, Florida.
Từ ngày 25-6, phim tiếp tục mở rộng các điểm chiếu tại các cụm rạp thuộc các bang Phoenix, Arizona, Illinois, Massachusetts, Philadelphia, New Jersey, Washington... Tổng cộng, phim sẽ có mặt tại khoảng 22 rạp ở Mỹ, gấp đôi so với “Lật mặt 4” trước đây.
Ra mắt từ 16-4, “Lật mặt 5” có hơn 2 tuần chiếu thuận lợi trước khi rạp phim ở Việt Nam bị đóng cửa do COVID-19. Nhà sản xuất không công bố doanh thu, còn theo Box Office Vietnam, trước khi rạp đóng cửa, phim thu khoảng 150 tỉ đồng.
|
Dù chưa khởi chiếu chính thức nhưng mới đây, CGV - nhà phát hành bộ phim điện ảnh kinh dị “Bóng đè” đã hân hoan thông báo: Bộ phim mới nhất của đạo diễn Lê Văn Kiệt đang được săn đón trên thị trường quốc tế với hàng chục nước mua bản quyền phát hành.
Cụ thể, CGV dẫn thông tin từ Internet Movie Database (IMDB) - trang cung cấp thông tin dữ liệu phim hàng đầu thế giới, cho biết: Đến thời điểm hiện tại đã có 25 nước ở nhiều châu lục mua bản quyền bộ phim như Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Australia, Ai Cập, Indonesia, Iraq, Iran, Jordan, Kuwait, Lebanon, Libya, Myanmar, New Zealand, Oman, Philippines, Qatar, Saudi Arabia, Sudan, Singapore...
Thực tế là phim Việt đã bắt đầu công cuộc tìm đường ra rạp thế giới từ khoảng 10 năm trước nhưng số lượng đến giờ vẫn ít ỏi, đếm bằng đầu ngón tay.
Thành công của một số bộ phim đi trước với “Dòng máu anh hùng”, “Lửa Phật”, “Bẫy rồng”... tại các thị trường lớn của thế giới như khu vực Bắc Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc… đã tạo đà cho nhiều bộ phim sau đó, tuy nhiên, con đường này vẫn không hề dễ dàng.
Bởi điều duy nhất có thể đưa phim ra cạnh tranh ở rạp "ngoại" là chất lượng – nhưng phim nội chất lượng của chúng ta chưa nhiều.
Đáng kể nhất là trường hợp của “Hai Phượng” – vẫn được cho là bộ phim thành công nhất ở thị trường nước ngoài của Việt Nam từ trước tới nay. Phim được Well Go USA Entertainment và Arclight Films mua bản quyền trình chiếu tại Mỹ, trở thành phim Việt đầu tiên làm được điều này.
Ngoài ra, “Hai Phượng” còn được chiếu tại những thị trường điện ảnh hết sức quan trọng như Trung Quốc, được mua bản quyền phát sóng trên Netflix, các hệ thống VOD ở Mỹ: Itunes, Comcast, Amazone, Google Play...
Không thể không nói rằng, rạp Việt đã trải qua một năm rưỡi khó khăn với rất nhiều lần “đóng, mở, tái xuất hiện”. Thế nhưng, thời điểm này, chúng ta vẫn có kỷ lục phòng vé mới, khi “Bố già” cán mốc hơn 400 tỷ, phá vỡ mọi kỷ lục phòng vé phim Việt từ trước đến nay.
Một vài phim, không làm lên diện mạo của cả nền điện ảnh, nhưng ngẫm lại mới thấy, phòng vé Việt, đúng lúc khó khăn đã được cứu bằng chính… phim nội.
Tuy nhiên, nếu chỉ mãi ở thị trường phim nội, chúng ta gần như lỡ cơ hội tham dự các giải thưởng lớn. Bởi muốn tham dự các Liên hoan phim, giải phim tầm cỡ như Oscar - việc phim chiếu ở thị trường Mỹ là yếu tố điều kiện rất quan trọng.
Những năm gần đây, các nhà làm phim Việt đã chọn hướng đi đa dạng hơn: Đem phim đi tham dự các Liên hoan phim khu vực, để thăm dò phản ứng của khán giả quốc tế. Sau đó tìm đường chiếu tại các thị trường khác nhau.
|
Còn nhớ, năm 2019, Liên hoan phim quốc tế Busan có tổng cộng 299 phim từ 85 quốc gia tham dự. Số lượng suất chiếu lên đến hàng ngàn, trong đó điện ảnh Việt góp 5 phim với tổng cộng 5 sự kiện ra mắt và 15 suất chiếu tại Busan.
Mỗi phim đều có 3 suất chiếu cũng không phải là quá ít ỏi so với nhiều quốc gia cùng khu vực. Đó là các phim “Thưa mẹ con đi”, “Anh trai yêu quái”, “Bắc Kim Thang”, “Bí mật của gió” và “Ròm”.
Phần lớn các phim Việt tranh tài ở hạng mục “Cửa sổ châu Á” - một trong hai hạng mục quan trọng của Liên hoan phim Busan và tất cả các phim này đều được khán giả phản hồi tích cực, nhiều suất chiếu cháy vé. Từ khuôn khổ của Liên hoan phim mà khán giả cũng biết đến phim Việt nhiều hơn.
Thực tế là cũng đã có những giải thưởng khu vực và quốc tế cho phim Việt, nhưng ngoài khuôn khổ Liên hoan phim, các nhà sản xuất vẫn khó khăn trong việc tìm đường chiếu tại các rạp thương mại.
Vì thế, sự chủ động của các ê-kíp làm phim trong việc kết nối, thỏa thuận chiếu đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên, chất lượng phim sẽ là điểm chốt sau cùng, vì có khán giả thì mới có cơ hội trụ rạp – đó là quy luật bất di bất dịch, nhất là ở các rạp "ngoại".
Sự trỗi dậy của điện ảnh Châu Á và cơ hội cho phim Việt: Khi chúng ta đi cùng hơi thở thời đại Oscar những năm gần đây ngày càng tiến bộ trong việc đa dạng hóa sắc tộc, và các đại diện đến từ châu Á cũng ... |
Phim Việt: Doanh thu càng khủng, áp lực càng cao, cạnh tranh có cần chiêu trò? Sau rất nhiều lần ra mắt rồi lại hoãn chiếu, phim “Lật mặt: 48h” (Lật mặt 5) của Lý Hải có lẽ phải xếp vào ... |
Rạp tháng 4: Phim Việt đồng loạt ra mắt, liệu có chiếm ưu thế trước đối thủ ngoại nặng ký? Rạp phim đầu tháng 4 -2020 chính thức bước vào mùa sôi động với loạt phim Việt: “Song song, Kiều, Lật mặt, Thiên thần hộ ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại