Thứ năm 25/04/2024 11:30

Đừng “mất cảnh giác” với bao bì, dụng cụ đựng thực phẩm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hiện nay, người tiêu dùng thường chỉ chú trọng vào ATVSTP của sản phẩm nhưng thường “bỏ quên” chất lượng của bao bì đựng thực phẩm. Bao bì đựng thực phẩm không đảm bảo về an toàn vệ sinh, có chứa chất độc hại thì sẽ bị ngấm vào thực phẩm gây hại cho sức khỏe người dùng.
Đừng “mất cảnh giác” với bao bì, dụng cụ đựng thực phẩm

Bao bì đảm bảo ATVSTP rất quan trọng trong việc bảo quản, quảng bá sản phẩm

Một số sai lầm khi sử dụng bao bì đựng thực phẩm

Bao bì ATVSTP là loại bao bì có tiếp xúc trực tiếp cũng như ảnh hưởng lớn đến thực phẩm. Nó sẽ mang đến công dụng bảo đảm về số lượng cũng như chất lượng của thực phẩm bên trong. Hơn nữa, nhờ thông tin được in ở bao bì thì con người cũng sẽ biết rõ thành phần cùng cách dùng, bảo quản, thời gian dùng và nguồn gốc sản phẩm.

Hiện nay, trên thị trường, các loại nước ngọt thường được đóng trong chai làm từ nhựa PET. Đây là loại nhựa chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần. Nhưng trên thực tế, nhiều người thường sử dụng lại chai nhựa này để đựng đồ uống. Một nghiên cứu của ĐH Idaho (Hoa Kỳ) cho thấy, đây là loại nhựa xốp, những chai này trong quá trình sử dụng đã bị ngấm các hương liệu và vi khuẩn mà bạn không có cách nào rửa sạch chúng được. Do đó, các hóa chất được sử dụng trong chế tạo loại nhựa này có thể ngấm vào nước nếu chúng ta đem tái sử dụng hoặc để chai tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ và thời gian.

Nhiều gia đình dùng các dụng cụ đun nấu, đựng thực phẩm làm bằng nhôm. Đồ nhôm có ưu điểm là gọn nhẹ, sạch sẽ, dễ làm vệ sinh. Tuy nhiên, nếu bạn dùng đồ nhôm gia công được chế tạo từ phế liệu, việc không xử lý hết tạp chất sẽ khiến các ion nhôm thôi nhiễm vào thực phẩm và gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, khi dùng đồ nhôm để đựng các thức ăn như dưa muối, canh chua... bề mặt đồ dùng sẽ bị “rỗ”, các ion nhôm sẽ thấm vào cơ thể, gây ra hội chúng “lú lẫn” sớm.

Một số vùng miền có thói quen gói thực phẩm bằng giấy báo mà không biết rằng trong mực in có các loại hóa chất. Đặc biệt, chì trong mực in sẽ bị thôi nhiễm từ báo sang thực phẩm, thấm vào cơ thể. Chì khó bị đào thải mà lắng đọng lại gây ra “nhiễm độc chì”. Chưa kể, giấy báo là chất liệu dễ thấm hút, đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng bám vào và phát triển.

Chúng ta cũng nên cảnh giác với các loại ống hút đồ uống, hộp nhựa đựng thực phẩm dùng một lần. Các loại bao bì này thường được sản xuất từ nhựa an toàn. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát chặt, người tiêu dùng sử dụng loại sản xuất bằng nhựa tái chế sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nguy hại với sức khỏe.

Các tiêu chuẩn cho bao bì ATVSTP

Bao bì thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng sản phẩm. Do đó, Bộ y tế luôn đưa ra các quy chuẩn nghiêm khắc, rõ ràng, đảm bảo mang đến ATVSTP đối với bao bì.

Trên thị trường có đa dạng các loại bao bì khác nhau. Tùy vào cách phân loại mà chúng ta có được một số dạng như:

- Nếu phân loại dựa theo tính năng cùng kỹ thuật bao bì thì có các loại như: Bao bì vô trùng, bao bì có khả năng chịu được áp lực, bao bì có độ cứng, bao bì chịu nhiệt độ thấp…

- Nếu phân loại theo loại thực phẩm thì bao bì sẽ được chia thành: Bao đựng bánh, bao đựng kẹo cứng, bao đựng kẹo mềm, bao đựng ngũ cốc, bao đựng bột…

- Nếu phân loại bao bì dựa vào chất liệu sản xuất thì có: Bao bì làm bằng bìa cứng, bao bì làm bằng giấy, bao bì làm từ chất liệu thủy tinh, bao bì nhựa, bao bì nhôm…

Đừng “mất cảnh giác” với bao bì, dụng cụ đựng thực phẩm
Với bao bì đựng thực phẩm có khả năng hâm nóng trong điều kiện nhiệt độ cao bên trong lò vi sóng. Loại bao bì này cần đảm bảo có nhiều các yêu cầu khắt khe hơn đối với độ an toàn. Các chuyên gia ATTP cho biết, nhiệt độ cao sẽ làm cho những chất độc hại bên trong bao bì và mực in phân hủy từ đó ngấm vào bên trong thực phẩm

Bao bì theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thì cần phải được kiểm tra kỹ càng và đạt các tiêu chuẩn quan trọng bao gồm: Chất liệu để sản xuất bao bì cần tuân thủ đầy đủ yêu cầu hàm lượng kim loại nặng bên trong. Kể cả với thiết bị cùng dụng cụ liên quan đến quá trình sản xuất bao bì thì nó cũng cần phải đáp ứng theo các tiêu chuẩn này. Nếu bao bì được đáp ứng tiêu chuẩn chất liệu thì tiếp đến nó sẽ được kiểm tra liên quan đến giới hạn an toàn của bao bì.

Phẩm màu cũng đóng vai trò quan trọng đối với ATVSTP. Cần đảm bảo mực in, phẩm màu phải là loại an toàn, không chứa chất độc hại gây nhiễm độc thực phẩm. Ngoài ra cũng không được in vào mặt trong bao bì chính là phần tiếp xúc cùng thực phẩm trực tiếp. Trừ khi loại mực in đó đã được kiểm tra phê duyệt từ cơ quan chức năng.

Với bao bì đựng thực phẩm có khả năng hâm nóng trong điều kiện nhiệt độ cao bên trong lò vi sóng. Loại bao bì này cần đảm bảo có nhiều các yêu cầu khắt khe hơn đối với độ an toàn. Các chuyên gia ATTP cho biết, nhiệt độ cao sẽ làm cho những chất độc hại bên trong bao bì và mực in phân hủy từ đó ngấm vào bên trong thực phẩm.

Bên cạnh việc bảo quản thực phẩm bên trong, bao bì cần phải được thiết kế chắc chắn với hình dạng phù hợp theo từng loại thực phẩm. Đồng thời, bao bì sẽ giúp chứa đựng khối lượng thực phẩm nhất định. Chính điều này sẽ mang lại ưu điểm giúp cho quá trình đóng gói, vận chuyển hàng hóa diễn ra an toàn, dễ dàng hơn.

Bao bì sản phẩm được in đầy đủ thông tin liên quan đến thành phần, hướng dẫn sử dụng, nơi sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng… Nó sẽ giúp cho người tiêu dùng có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin cần thiết của quá trình chọn lựa sản phẩm. Ngoài ra chính nhờ vào màu sắc cách trình bày được in ở bao bì sẽ giúp cho tạo ấn tượng và thu hút khách hàng. Nhưng, điều quan trọng hơn cả chính là bao bì phải đảm bảo ATVSTP theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động