Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): cần cụ thể chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các người tài
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTS Đoàn Thị Tố Uyên - Trưởng khoa Pháp luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài trong dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là một chính sách vượt trội. Ảnh: P.H |
Chính sách vượt trội trong dự thảo
Trong Điều 17 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thiết kế 1 điều riêng “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng khoa Pháp luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội đánh giá, đây là một chính sách vượt trội trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổ. Cụ thể tại Điều 17, có nói về vấn đề thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thể hiện ở việc không chỉ tuyển dụng các sinh viên xuất sắc, mà còn mở rộng thêm đối tượng, bao quát thêm nhiều lĩnh vực chứ không hạn chế ở một lĩnh vực như trước.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, trong 10 năm qua, Hà Nội mới thu hút được 55 sinh viên tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc, 77 vận động viên có thành tích cao, 32 bác sĩ chuyên khoa nội trú. Như vậy chứng tỏ một điều, đây là một chính sách mà thành phố rất quan tâm, nhưng hiệu quả của việc trọng dụng nhân tài hiệu quả chưa nhiều.
“Điểm mới trong dự thảo Luật là thay đổi, mở rộng thêm các đối tượng đồng thời nó thể hiện tinh thần phân quyền của Trung ương cho Hà Nội, nó thể hiện ở việc giao cho HĐND có quy định cụ thể cho nội dung này. Tôi cho rằng, nếu sau này HĐND TP ban hành nghị quyết, cụ thể hoá thì phải cần quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn, điều kiện thế nào để trở thành nhân tài, phải chia ra các nhóm khác nhau.
Thứ hai nữa, khi chính sách này có thể thực hiện được, phải quy định rõ công việc, vị trí việc làm cần làm rõ. Cùng đó, có cơ chế, thủ tục tuyển dụng đơn giản; khi tuyển dụng vào rồi phải có quá trình đào tạo, bồi dưỡng, sát hạch, điều chỉnh chính sách” – TS Đoàn Thị Tố Uyên nói.
Quan trọng nhất, trọng dụng không chỉ là trọng dụng chuyên môn, mà phải có môi trường cho họ phát huy được năng lực, đảm bảo điều kiện về lương, chính sách vượt trội mới có thể giữ chân được người tài – theo TS Đoàn Thị Tố Uyên.
Cũng theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, lý do mà kết quả thực hiện chính sách thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao chưa thực sự hiệu quả, là bởi các cơ quan của Hà Nội chưa thực sự chủ động trong việc tìm người tài. Có nghĩa, Hà Nội chỉ tìm kiếm người tài qua thành tích học tập xuất sắc, chưa thực sự tìm kiếm qua thực tiễn, quá trình làm việc.
“Kết quả thực hiện chính sách thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao theo quy định của Luật Thủ đô năm 2012 chưa thực sự hiệu quả, nguyên nhân lớn chủ yếu tuyển dụng họ vào rồi nhưng vị trí việc làm chưa phát huy được năng lực, sở trường. Cùng đó, chế độ chính sách dành cho những người tài chưa thể giữ chân được họ vì còn những rào cản về thể chế, văn hoá công sở - tập thể, còn có sự đố kị, chưa tạo được môi trường cho người tài phát huy được năng lực” – TS Đoàn Thị Tố Uyên phân tích.
Theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, cần cụ thể về chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng người tài. Ảnh: P.H |
Cụ thể về chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các người tài
Đồng thời, TS Đoàn Thị Tố Uyên cũng chia sẻ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài.
TS Đoàn Thị Tố Uyên cho biết, bà rất ấn tượng với 2 quốc gia thể hiện được chính sách vượt trội trong thu hút nhân tài, đó là ở Mỹ và Singapore.
Tại Mỹ, họ có hẳn cơ quan chuyên thu hút, trọng dụng nhân tài; các thông tin chi tiết về tuyển dụng được đăng tải công khai trên cổng thông tin của quốc gia, cụ thể cơ quan nào đang thiếu vị trí nào, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể, chi tiết.
Bên cạnh đó, họ còn lập kế hoạch đào tạo, sát hạch nhân sự. Cung cấp cho người quan tâm, người được tuyển dụng thông tin cụ thể chính sách thăng tiến, bổ nhiệm vị trí trong bao lâu. Đồng thời, bên cạnh đó là chế độ an sinh đầu tư cho người tài rất nhiều với nguồn lực tài chính dồi dào.
Còn tại Singapore, ngoài chính sách tương tự như ở Mỹ, các chế độ lương, tiền thuế, thu nhập cá nhân của người tài được Chính phủ chi trả. Chế độ an sinh tại Singapore được coi trọng, để người tài có thể nuôi sống cả gia đình…
Từ kinh nghiệm của các nước, theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, để thực sự thu hút được nhân tài, quan trọng nhất là tạo thể chế pháp luật, cụ thể rõ về những chính sách, các điều kiện, tiêu chuẩn, đúng vị trí việc làm, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các người tài.
Bên cạnh đó, phải có môi trường, tạo điều kiện cho họ làm việc, cống hiến. Và để có thể thực hiện, thì một mình Điều 17 chưa đủ, cần phải cụ thể thêm các nội dung, phân quyền, phân cấp, ban hành chi tiết. Hoặc nếu chỉ giữ một mình Điều 17, có thể lồng ghép thêm các nội dung vào các điều liên quan nhà ở, an sinh xã hội, y tế... Đồng thời, có thể thêm một khoản nhỏ về chính sách mà nhân tài sẽ được hưởng.
"Nóng" vấn đề đào tạo và chính sách thu hút nhân tài | |
Ban hành chính sách thu hút nhân tài ngành y về công tác tại địa phương |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại