Thứ hai 09/09/2024 15:46

“Doanh nghiệp sản xuất phải đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá sản phẩm”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đó là chia sẻ của Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan về giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền hàng Việt tới người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế trong thời gian tới.
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp truyền thông quảng bá thương hiệu
Thời gian qua, TP Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp truyền thông quảng bá thương hiệu.

Thời gian qua, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp truyền thông quảng bá thương hiệu, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 241/UBND-KTN ngày 2/2/2023 về việc tiếp tục triển khai thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Cụ thể, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã cần đẩy mạnh xây dựng, quảng bá, phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu cho các sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích do doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn Hà Nội sản xuất.

Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, TP Hà Nội qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Chia sẻ về việc nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền hàng Việt tới người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan mong muốn, thời gian tới các sở, ngành, cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, qua đó giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp thực tế.

Đồng tình với ý kiến trên, tại Hội nghị tổng kết Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" năm 2022 vừa tổ chức, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương yêu cầu, để nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền hàng Việt tới người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế, các sở, ngành, UBND các cấp cần đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên truyền cuộc vận động theo hướng giới thiệu, tôn vinh sản phẩm, hàng hóa Việt Nam chất lượng cao, nhất là sản phẩm, dịch vụ được bình chọn, công nhận "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích", sản phẩm OCOP, mô hình làng nghề, sản phẩm du lịch…

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh Võ Trí Thành, với những thương hiệu mới tham gia thị trường quốc tế thường gặp khó khăn về kinh phí quảng bá, doanh nghiệp nên đẩy mạnh liên kết với các thương hiệu đã có tên tuổi. Thông qua mối liên kết này, doanh nghiệp sẽ tận dụng sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, kỹ thuật để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội Mạc Quốc Anh, trong cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam có đến 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ nên tiềm lực tài chính hạn chế, "lực bất tòng tâm" khi xây dựng thương hiệu. Để khắc phục bất cập này, doanh nghiệp mong muốn các cơ quan quản lý hỗ trợ xây dựng thương hiệu.

Cụ thể, có giải pháp tổng thể tuyên truyền, hỗ trợ thông tin, pháp lý cho doanh nghiệp về vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu. Bên cạnh đó, tăng cường hỗ trợ nguồn lực tài chính - nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ sức xây dựng được thương hiệu cho riêng mình.

325 sản phẩm của 172 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022 325 sản phẩm của 172 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022
Hà Nội: Cam kết luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực Hà Nội: Cam kết luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh sản phẩm, hàng hóa Việt Nam chất lượng cao Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh sản phẩm, hàng hóa Việt Nam chất lượng cao
Tuyết Nhi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động