Điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát triển
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTS. Nguyễn Đức Kiên chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững”. Ảnh: Thanh Hải |
Lợi thế về địa lý, nguồn nhân lực, cải cách hành chính
Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Kinh tế Hà Nội- 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững", TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, trong nhiều năm qua, Trung ương đã luôn quan tâm, ưu tiên dành cho Hà Nội nhiều điều kiện thuận lợi. Đơn cử như năm 2008, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 15 về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, từ đó giúp tạo tiền đề cho Hà Nội quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Trong nhiệm kỳ 2011 - 2015 Quốc hội cũng đã ban hành Luật Thủ đô; mới đây Luật Thủ đô tiếp tục được sửa đổi và đã được Quốc hội thông qua. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Thủ đô Hà Nội phát triển. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Hà Nội cũng được Trung ương quan tâm, bố trí đầy đủ với mong muốn Hà Nội sẽ phát huy hết được tiềm năng, thế mạnh của mình. Đội ngũ trí thức của Hà Nội tập trung nhiều nhất, không chỉ về kinh tế mà còn về khoa học cơ bản, công nghệ kỹ thuật…
Với những lợi thế về địa lý, nguồn nhân lực, cải cách hành chính, Hà Nội cũng là một trong 5 địa phương thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong hàng chục năm qua; cũng là 1 trong những địa phương đi đầu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện, đội ngũ các DN có thể đáp ứng công nghiệp phụ trợ cho các DN FDI đã tăng vượt trội.
Kinh tế Hà Nội duy trì tăng trưởng cao trong 10 năm qua. Ảnh: Thanh Hải |
Tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách
Cùng chia sẻ về Luật Thủ đô 2024 giúp tháo gỡ những vướng mắc gì về cơ chế, chính sách để góp phần thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh của Hà Nội, TS. Nguyễn Đức Kiên cho biết, trên cơ sở Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị, các cơ quan của Hà Nội đã có đánh giá và có ý kiến sửa Luật Thủ đô năm 2012. Lần này, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã khác biệt hóa được những vấn đề Hà Nội thí điểm đã thành công và cả chưa thành công thì cũng giúp Hà Nội có đủ pháp lý.
Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) đã phân cấp rõ đối với dự án nào thì TP Hà Nội được quyền quyết định và đặc biệt là vấn đề thu - chi ngân sách. Trong thảo luận để sửa Luật Thủ đô, các đại biểu rất quan tâm đến việc đặt con người vào hệ thống phát triển. Do đó, dù là phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế số thì cũng đặt ra yêu cầu tạo điều kiện tối đa cho công dân…
Chúng ta có thể thấy, trong đợt mưa lũ và bão số 3 vừa qua, cán bộ nhiều ngành Thủ đô đã năng động, linh hoạt hơn trong thực hiện nhiệm vụ, tự chịu trách nhiệm nhờ có hệ thống pháp lý giúp họ có thể vận dụng hiệu quả.
"TP Hà Nội cần đưa ra được những quy định mà nếu muốn ở Thủ đô thì cần phải đáp ứng. Ví dụ, đơn giản như việc phân loại rác tại nguồn, tại chung cư thì cần đặt ra quy định cụ thể, không thể tùy tiện"- TS. Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh.
Cùng chia sẻ về ưu thế và lợi thế của Hà Nội TS -Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho biết, Hà Nội có nhiều lợi thế như Luật Thủ đô 2024. Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15/12/2000 “Về nhiệm vụ, phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010”, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020”, và mới đây nhất là Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Bên cạnh đó, Hà Nội là trung tâm đầu mối kết nối vận tải; có cộng đồng doanh nghiệp hiện đại; có cộng đồng lao động trẻ, thu hút 2/3 trí thức cả nước. Mặt khác, Hà Nội có lợi thế quy mô thị trường và lợi thế vùng. Do đó, cần tận dụng hiệu quả các lợi thế này để phát triển Hà Nội.
Triển khai thi hành Luật Thủ đô đảm bảo đồng bộ, thống nhất |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại