Thứ tư 04/12/2024 00:22

Điểm danh những phim điện ảnh tranh tài tại Cánh Diều 2024

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Giải thưởng Cánh Diều 2024 có sự tham gia của nhiều phim điện ảnh hấp dẫn, doanh thu cao. Ban tổ chức nhận định chất lượng phim tham gia năm nay đa dạng về thể loại, được khán giả chú ý.
Điểm danh những phim điện ảnh tranh tài tại Cánh Diều 2024
Phim Mai của Trấn Thành cũng góp mặt tại giải thưởng Cánh Diều 2024. Ảnh: Đoàn làm phim

Mai (đạo diễn Trấn Thành)

Phim Mai có doanh thu 520 tỷ đồng, trở thành phim Việt có doanh thu cao nhất thị trường phim ảnh Việt. Kịch bản xoay quanh cuộc sống của nữ chính tên Mai (Phương Anh Đào), một nhân viên massage gần 40 tuổi tình cờ gặp nhạc công Dương (Tuấn Trần) trẻ hơn mình nhiều tuổi. Dương cất công tán đổ Mai và họ cũng đã có khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt về xuất thân cũng như không được gia đình ủng hộ đã khiến cho mối tình của họ tan vỡ.

“Mai” cũng là tác phẩm thành công nhất của Trấn Thành về mặt doanh thu cũng như chất lượng phim. Phim đã đoạt giải Phim xuất sắc ở Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng đầu tháng 7/2024. Cùng với đó, Trấn Thành, Phương Anh Đào lần lượt chiến thắng ở hạng mục “Đạo diễn xuất sắc” và “Nữ chính cuất sắc”.

“Đào, phở và piano” (đạo diễn Phi Tiến Sơn)

Phim thứ hai cũng tạo nên cơn sốt chưa từng có cho dòng phim của Nhà nước chính là “Đào, phở và piano”, với doanh thu gần 21 tỷ đồng.

Bộ phim được đạo diễn Phi Tiến Sơn thực hiện, do Nhà nước đặt hàng, lấy cảm hứng từ cuộc chiến 60 ngày đêm vào cuối năm 1946, đầu năm 1947 của quân dân Hà Nội “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.

Phim kể về cô tiểu thư nhà trí thức (Cao Thị Thùy Linh) trốn gia đình từ quê về lại căn nhà ở Hà Nội để tìm cây đàn dương cầm yêu quý của mình thì tình cờ gặp lại người đàn ông mình thương nhớ. Anh là lính Vệ quốc quân (Doãn Quốc Đam), đang làm nhiệm vụ ở chính con phố cổ nơi gia đình cô sinh sống. Với sự giúp đỡ của những người tốt bụng, hai người đã nên duyên vợ chồng, có một đám cưới đơn sơ giữa trận mạc hoang tàn của phố phường Hà Nội, vào đúng khoảnh khắc chuyển giao của đất trời.

Bên cạnh kịch bản tốt, phim quy tụ dàn diễn viên thực lực, tạo ra điểm sáng về diễn xuất như: Doãn Quốc Đam (chiến sĩ tự vệ), Thùy Linh (tiểu thư Hà thành), NSƯT Trần Lực (ông họa sĩ), Thiện Hùng (chú bé đánh giày), ca sĩ Tuấn Hưng (ông Phán), NSND Trung Hiếu (cha xứ), nghệ sĩ Anh Tuấn (ông bán phở)…

Phim còn được đánh giá cao ở việc đầu tư nghiêm túc về bối cảnh, phục trang,... Đoàn làm phim cho biết để tái hiện không khí của trận chiến quyết liệt bảo vệ Hà Nội trong 60 ngày đêm từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947, đoàn làm phim đã dựng một khu phố cổ dài gần 100m tại một khu đất thuộc doanh trại quân đội cũ ở Đại Lải (Phúc Yên, Vĩnh Phúc).

Sau hơn 5 tháng thi công, một khu phố cổ Hà Nội thập niên 1940 với các cửa hàng tạp hóa, hiệu may, quán ăn, toa tàu điện,… cùng bối cảnh chiến lũy năm xưa được tái hiện chân thực. Điều này giúp nhà quay phim khai thác góc máy mở, không phải cắt đúp nhiều lần.

Điểm danh những phim điện ảnh tranh tài tại Cánh Diều 2024
Phim "Đào, phở và piano" là hiện tượng gấy sốt chưa từng có của dòng phim Nhà nước. Ảnh: đoàn làm phim

Qủy cẩu (đạo diễn Lưu Thành Luân)

Phim xoay quanh gia đình làm nghề mổ chó, mỗi thành viên đảm nhận khâu quan trọng ở lò mổ. Vì không muốn nối nghiệp cha, Nam (Quang Tuấn đóng) bỏ quê làm ăn xa. Khi cha - ông Mạnh (Đào Anh Tuấn) - đột ngột qua đời, Nam dẫn bạn gái về quê lo tang sự.

Mở đầu kịch tính khi khai thác đề tài về truyền thuyết linh dị Chó đội nón mê, dù vậy, phim nhận nhiều lời chê về kỹ xảo, cái kết bị bỏ ngỏ không giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra ở phần đầu. Thu về hơn 100 tỷ đồng sau một tháng công chiếu, tác phẩm đạt kỷ lục là phim kinh dị Việt ăn khách nhất, trước khi bị Ma da (Nguyễn Hữu Hoàng đạo diễn) soán ngôi.

Cu li không bao giờ khóc (đạo diễn Cao Ngọc Lân)

Phim kể về bà Nguyện (Minh Châu đóng) từ châu Âu trở về Việt Nam với tài sản thừa kế là con cu li của người chồng đã qua đời. Bên cạnh việc đối mặt với quá khứ tưởng như được chôn chặt, bà Nguyện lo lắng cho tương lai của cháu gái, khi cô kết hôn vội vã với bạn trai vì lỡ có thai.

Tác phẩm này được đánh giá tốt khi thắng giải Phim đầu tay xuất sắc ở Liên hoan phim Berlin (Đức) diễn ra vào tháng 2/2024. Trên trang Universal Cinema, cây bút Bita Habibi đánh giá: "Bằng cách sử dụng ý niệm về thời gian và sự trở về, bộ phim mô tả câu nói “không ai tắm hai lần trên một dòng sông' một cách sâu sắc”.

Gặp lại chị bầu (đạo diễn Đoàn Nhất Trung)

Phim xoay quanh Phúc (Anh Tú) - thanh niên mồ côi, sống bấp bênh, đam mê diễn xuất. Sau một sự cố, anh tình cờ trở lại quá khứ - năm 1997, gặp gỡ Huyền (Diệu Nhi) và chuyển đến sống tại xóm trọ của cô. Huyền phát hiện mang bầu song không tiết lộ cha đứa bé, quyết định làm mẹ đơn thân. Suốt thời gian khó khăn, Phúc, nhóm bạn thân và Lê - bà chủ xóm trọ (Lê Giang) trở thành chỗ dựa cho cô. Dù kịch bản thiếu đột phá, dự án đạt doanh thu cao (100 tỷ đồng, tính cả thị trường nước ngoài).

Hai Muối (đạo diễn Vũ Thành Vinh)

Phim ra rạp dịp lễ Quốc khánh 2/9. Phim khai thác cuộc sống diêm dân, bối cảnh chính ở ấp đảo Thiềng Liềng (TP Hồ Chí Minh). Quyền Linh trở lại màn ảnh rộng sau 20 năm với vai chính - Hai, một người cha mưu sinh bằng nghề làm muối. Cuộc sống khó khăn, nhiều lần gia đình ông rơi vào bế tắc. Khi con gái - Muối (Huỳnh Bảo Ngọc) trưởng thành, lên thành phố học đại học, mâu thuẫn cha con ông Hai dần nổ ra do quan điểm "thoát nghèo" của người con.

Sau khi phim ra mắt đã nhận được nhiều sự chú ý của khán giả. Dù kịch bản chưa tốt nhưng phim được nhận xét gây xúc động cho khán giả, đặc biệt là vai diễn hay của Quyền Linh.

Điểm danh những phim điện ảnh tranh tài tại Cánh Diều 2024
Quyền Linh gây xúc động với vai diễn người cha khắc khổ, yêu thương con hết mực. Ảnh: đoàn làm phim

Ngoài các phim trên, hạng mục điện ảnh của Cánh Diều 2024 còn có một số phim như: Móng vuốt (đạo diễn Lê Thanh Sơn); Sáng đèn (đạo diễn Hoàng Tuấn Cường); Hồng Hà nữ sĩ (đạo diễn Nguyễn Đức Việt); LIVE - Phát trực tiếp (đạo diễn Khương Ngọc); FANTI (đạo diễn Any Nguyễn); Vầng trăng thơ ấu (đạo diễn Hồ Ngọc Xum); Bà già đi bụi (đạo diễn Trần Chí Thành). Trong đó, "Bà già đi bụi" là ẩn số khi chưa công chiếu, do đạo diễn Phi Tiến Sơn biên kịch, dựa theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Giải thưởng Cánh Diều năm 2024 sẽ diễn ra tối 10/9 tại Nha Trang (Khánh Hòa). Đây là sự kiện thường niên của Hội Điện ảnh Việt Nam, được ra đời từ năm 2003 đến nay, hướng đến tôn vinh các phim điện ảnh, truyền hình, phim ngắn, tài liệu, khoa học và công trình nghiên cứu.

“Tro tàn rực rỡ” của Bùi Thạc Chuyên “vượt mặt” phim “trăm tỷ” của Trấn Thành giành giải Cánh diều Vàng 2023 “Tro tàn rực rỡ” của Bùi Thạc Chuyên “vượt mặt” phim “trăm tỷ” của Trấn Thành giành giải Cánh diều Vàng 2023
Trước khi giành “tấm vé” đại diện Việt Nam dự Oscar, “Tro tàn rực rỡ” gặt hái vô số giải thưởng quốc tế Trước khi giành “tấm vé” đại diện Việt Nam dự Oscar, “Tro tàn rực rỡ” gặt hái vô số giải thưởng quốc tế
Liên tục được “chọn mặt gửi vàng”, diễn viên Tuấn Trần phủ nhận được Trấn Thành “ưu ái” Liên tục được “chọn mặt gửi vàng”, diễn viên Tuấn Trần phủ nhận được Trấn Thành “ưu ái”
An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động