Thứ hai 17/02/2025 00:23

Đẩy mạnh học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 9/12/2022 phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030”.
Đẩy mạnh học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa
Đẩy mạnh học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa

Mục tiêu chung của Chương trình là tiếp tục đổi mới hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số tạo điều kiện để người dân có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống tri thức mở, linh hoạt với nhiều mô hình, từ đó hình thành thói quen, phát triển năng lực tự học tập, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam.

Cụ thể, đối với hệ thống thư viện, Chương trình phấn đấu đến năm 2025, đạt 100% thư viện công cộng cấp tỉnh, 70% thư viện công cộng cấp huyện, 40% thư viện công cộng cấp xã, 90% thư viện trường đại học, thư viện chuyên ngành, 80% thư viện lực lượng vũ trang, 70% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác có cung cấp dịch vụ phục vụ việc học tập suốt đời cho người sử dụng thư viện. Đến năm 2030, đạt 100%, 90%, 60%, 100%, 100% và 90% các chỉ tiêu tương ứng.

Chương trình phấn đấu đến năm 2025, đạt 100% thư viện công cộng cấp tỉnh, 60% thư viện công cộng cấp huyện, 20% thư viện công cộng cấp xã, 90% thư viện đại học, thư viện chuyên ngành, 80% thư viện lực lượng vũ trang, 70% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác có ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, tổ chức hoạt động phục vụ việc học tập suốt đời cho người sử dụng thư viện. Đến năm 2030, đạt 100%, 70%, 30%, 100%, 100% và 80% các chỉ tiêu tương ứng.

Đến năm 2025, số lượt người sử dụng thư viện phục vụ nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin, nâng cao hiểu biết tăng bình quân 10% mỗi năm. Đến năm 2030, tăng bình quân 10 - 15% mỗi năm.

Đối với hệ thống bảo tàng, đến năm 2025, phấn đấu đạt 70% và đến năm 2030, phấn đấu đạt 100% bảo tàng xây dựng và triển khai chương trình giáo dục lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật cho mọi người dân, chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên gắn với khung kiến thức, kỹ năng sống phù hợp và ứng dụng giới thiệu trưng bày các chuyên đề trên không gian số.

Đến năm 2025, phấn đấu số lượt khách tham quan chọn bảo tàng để nghiên cứu, học tập tăng bình quân 10% mỗi năm. Đến năm 2030, tăng bình quân 10 - 15% mỗi năm.

Đối với hệ thống trung tâm văn hóa các cấp, Chương trình phấn đấu đến năm 2025, phấn đấu đạt 80% và đến năm 2030, đạt 100% trung tâm văn hóa cấp tỉnh, trung tâm văn hóa, thể thao cấp huyện tổ chức, hỗ trợ nhu cầu hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch phù hợp với từng nhóm lứa tuổi, sở thích.

Đến năm 2025, đạt 70% và đến năm 2030, đạt 100% trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, nhà văn hóa - khu thể thao thôn có lớp năng khiếu, câu lạc bộ, nhóm sở thích, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thu hút người dân đến tham gia sinh hoạt phục vụ việc đẩy mạnh học tập suốt đời.

Để đạt được những mục tiêu trên, Chương trình đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa; củng cố cơ sở hạ tầng, mạng lưới thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, hiện đại hóa phương thức tổ chức các hoạt động, dịch vụ phục vụ học tập suốt đời phù hợp với đối tượng ở từng vùng, miền, địa phương.

Đồng thời, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đổi mới và phát triển các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa; đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động phục vụ học tập suốt đời tại các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa...

Quận Ba Đình khai mạc tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022
Đẩy mạnh học tập suốt đời trong công nhân lao động
TQ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư yêu cầu "đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ"

Tổng Bí thư yêu cầu "đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ"

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nghiên cứu khoa học như đi vào miền đất mới để khai phá, phải có sự ưu tiên.
Tổng Bí thư Tô Lâm: hiện là “thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm: hiện là “thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy

Sáng 13/2, phát biểu trong phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mục đích việc tinh gọn tổ chức bộ máy quan trọng nhất, quan trọng hơn cả là tăng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước.
Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND TP Hà Nội

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND TP Hà Nội

Ngày 12/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã công bố quyết định thành lập Đảng bộ UBND TP Hà Nội; chỉ định Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND TP Hà Nội.
Mạng xã hội sử dụng tin bài của cơ quan báo chí phải có thỏa thuận với cơ quan báo chí

Mạng xã hội sử dụng tin bài của cơ quan báo chí phải có thỏa thuận với cơ quan báo chí

Theo đó, dự thảo Luật quy định, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng tin/bài của cơ quan báo chí phải có thỏa thuận với cơ quan báo chí…
ĐBQH: cần áp dụng ngay cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị

ĐBQH: cần áp dụng ngay cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị

Chiều 15/2, tham gia thảo luận tại hội trường về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh các đại biểu Quốc hội cho rằng cần áp dụng ngay chứ không nên thí điểm.
Giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương, tránh hụt hẫng khi tinh gọn bộ máy

Giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương, tránh hụt hẫng khi tinh gọn bộ máy

Ngày 15/2, phát biểu giải trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, cần giữ ổn định mô hình tổ chức chính quyền địa phương để tránh hụt hẫng khi tinh gọn bộ máy.
Quyết tâm số hóa trong công tác Đảng, xây dựng “Đảng viên số”

Quyết tâm số hóa trong công tác Đảng, xây dựng “Đảng viên số”

Triển khai từ quý I/2025, thí điểm mô hình chuyển đổi số trong công tác Đảng tại phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) nhằm nâng cao hiệu quả công tác Đảng và quản lý Nhà nước, tăng cường kênh thông tin trao đổi giữa cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Theo Bộ Tài chính, người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cần có trách nhiệm đóng góp với Nhà nước. Điều này là hợp hiến và hợp pháp.
Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Với khối lượng công việc lớn, các kỳ họp Quốc hội trong năm 2024 được đánh giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những bước tiến lớn trong công tác lập pháp và giám sát của Quốc hội…

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động