Thứ bảy 18/05/2024 21:27

Đẩy mạnh cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Xác định cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, Sở Tư pháp Hà Nội đã quan tâm, chú trọng đến công tác này nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.
-	Sở Tư pháp phối hợp với Đoàn Luật sư TP tổ chức tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hòa giải viên cơ sở
Sở Tư pháp phối hợp với Đoàn Luật sư TP tổ chức tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hòa giải viên cơ sở.

Theo báo cáo của Sở Tư pháp, số luật sư và tổ chức hành nghề luật sư được quan tâm, tạo điều kiện phát triển, đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý của cá nhân, tổ chức cũng như của các cơ quan tiến hành tố tụng. Năm 2022, tổng số tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn TP là 1.638 tổ chức với 5.061 luật sư hành nghề, kết nạp thêm: 273 luật sư;

Số lượng người tập sự hành nghề luật sư: 4.127 người; các luật sư đã tham gia 13.784 việc, đạt doanh thu hơn 776 tỷ đồng. Cấp Đăng ký hoạt động cho 133 tổ chức hành nghề luật sư; Thực hiện thay đổi nội dung Đăng ký hoạt động cho 177 tổ chức hành nghề luật sư; Tiếp nhận 221 trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư; thực hiện kiểm tra hoạt động hành nghề của 10 tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn TP;

Cấp đăng ký hoạt động cho 03 Trung tâm tư vấn pháp luật, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho 11 Trung tâm, cấp thẻ tư vấn viên pháp luật cho 34 trường hợp. Thực hiện kiểm tra tình hình hoạt động đối với 03 Trung tâm tư vấn pháp luật.

Công tác quản lý hoạt động công chứng, trên địa bàn TP có 122 tổ chức hành nghề công chứng (10 Phòng công chứng và 112 Văn phòng công chứng) với 420 công chứng viên. Trong năm 2022, các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn TP đã công chứng được 568.897 hợp đồng, giao dịch, nộp vào ngân sách hơn 38 tỷ đồng.

Đã đăng tải 1.322 thông tin ngăn chặn và giải tỏa ngăn chặn theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị và giải quyết 78 đơn (kiến nghị, đề nghị) của công dân liên quan đến việc thông tin ngăn chặn; Cấp thẻ công chứng viên cho 30 trường hợp; Thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho 118 tổ chức; Tiếp nhận, đăng ký tập sự 162 trường hợp;

Thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng cho 06 trường hợp; Tiếp nhận 92 hồ sơ đăng ký dự thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; Xóa đăng ký hành nghề và thu hồi thẻ công chứng viên đối với 87 trường hợp; Đề nghị Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên cho 07 trường hợp; Đề nghị Bộ Tư pháp miễn nhiệm công chứng viên đối với 01 trường hợp; tiến hành kiểm tra 05 tổ chức công chứng theo kế hoạch.

Về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại: Năm qua, trên địa bàn TP có 08 Văn phòng Thừa phát lại, với 76 thừa phát lại. Đối với kết quả hoạt động, từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/9/2022, các Văn phòng Thừa phát lại đã tống đạt được 16.873 văn bản của Tòa án; lập 3.424 vi bằng, tổng doanh thu đạt hơn 3 tỷ đồng. Đã cấp thẻ Thừa phát lại đối với 19 trường hợp; Thực hiện thay đổi nội dung Đăng ký hoạt động cho 34 lượt Văn phòng Thừa phát lại.

Công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước đã thực hiện truyền thông về trợ giúp pháp lý dưới nhiều hình thức cho người được trợ giúp pháp lý. Phối hợp với cơ quan báo, đài của TP thực hiện các bài viết, phóng sự về trợ giúp pháp lý đặc biệt chú trọng hướng tới kỷ niệm 25 năm ngày thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý;

Phối hợp với các Trung tâm Điều dưỡng người có công, Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công thuộc Sở LĐTB&XH để thực hiện truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người có công với cách mạng; Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền về các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản pháp luật mới ban hành cho người nghèo, phụ nữ thuộc diện được trợ giúp pháp lý, người khuyết tật có khó khăn về tài chính, trẻ em; Bàn giao tờ gấp pháp luật về trợ giúp pháp lý cho các tổ chức chính trị - xã hội như: Các Hội như Hội người khuyết tật, Hội cựu chiến binh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin, Hội liên hiệp phụ nữ…

Tham gia tư vấn pháp luật, năm 2022 tiếp 144 lượt người đến yêu cầu tư vấn tại trụ sở Trung tâm và các Chi nhánh; Tổ chức được 366 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật tại các xã, phường, thị trấn, trường học và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP Hà Nội, đã thu hút được 29.148 lượt người tham dự, tư vấn trực tiếp cho 5.290 lượt người với 5.290 việc thuộc các lĩnh vực pháp luật như hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, nhà ở, hành chính, chính sách ưu đãi…

Tham gia tố tụng, cử Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 1.570 lượt người trong 1.570 vụ việc trợ giúp pháp lý, tăng 586 vụ việc so với cùng kỳ năm 2021. 100% các vụ việc trên đều do các Trợ giúp viên pháp lý thực hiện.

100% Trợ giúp viên pháp lý hoàn thành chỉ tiêu tham gia vụ việc tố tụng. Trợ giúp viên pháp lý đạt chỉ tiêu khá trở lên chiếm tỷ lệ 74,5%, trong đó chỉ tiêu tốt đạt 55,3%. Đại diện ngoài tố tụng: Cử Trợ giúp viên pháp lý thực hiện 29 vụ việc đại diện ngoài tố tụng (tăng 12 vụ so với cùng kỳ năm 2021).

Lãnh đạo Sở Tư pháp Hà Nội cho biết, hàng năm, Sở luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh. Đội ngũ những người làm công tác bổ trợ tư pháp tại Sở Tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Phòng Công chứng được tạo điều kiện tham gia học tập, đào tạo nghiệp vụ, bồi dưỡng nâng cao kiến thức...
Tư pháp Thủ đô bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Những điều cần biết về cải cách tư pháp
Vai trò của luật sư góp phần thúc đẩy cải cách tư pháp
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động