Dấu hiệu nhận biết ung thư nội mạc tử cung
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNguyên nhân gây ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung bắt nguồn từ lớp tế bào tạo nên đường giữa của tử cung, được gọi là nội mạc tử cung. Đây là loại ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản nữ. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến hơn trong độ tuổi 45 - 75 tuổi, và đang có xu hướng trẻ hóa dần.
Nguyên nhân gây ung thư nội mạc tử cung:
Hiện nguyên nhân chính xác gây ung thư nội mạc tử cung chưa được xác định rõ, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng những thay đổi về nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể có vai trò nhất định trong cơ chế sinh bệnh.
Khi sự cân bằng của các hormone giới tính mất đi, nó sẽ ảnh hưởng lên nội mạc tử cung. Cụ thể là nồng độ estrogen tăng làm cho các tế bào nội mạc tử cung phân chia và nhân lên. Nếu có bất kỳ thay đổi di truyền nào xảy ra trong thời điểm này, chúng sẽ trở thành ung thư. Ngoài ra, nghiên cứu sự thay đổi trong các gen nào đó có thể gây ra các tế bào trong nội mạc tử cung để trở thành ung thư cũng được quan tâm.
Dấu hiệu nhận biết ung thư nội mạc tử cung |
Dấu hiệu ung thư nội mạc tử cung
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung có thể bao gồm:
- Chảy máu âm đạo bất thường, một trong những dấu hiệu thường gặp của ung thư tử cung, thường xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh.
- Kinh nguyệt ra nhiều, thời gian hành kinh dài hơn hoặc ra máu giữa các kỳ kinh nguyệt.
- Tiết dịch âm đạo bất thường, lượng nhiều, có mùi khó chịu.
- Đau vùng chậu thường xuyên, đau khi quan hệ.
- Sụt cân đột ngột không rõ lý do, kèm theo các triệu chứng phụ khoa khác.
- Tiểu tiện thường xuyên hơn, tiểu buốt, xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc khi đi đại tiện.
Các giai đoạn phát triển ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung thường đi kèm với sự tăng sinh nội mạc tử cung. Ung thư nội mạc tử cung thường được phân thành 2 loại.
Loại I khối u phổ biến hơn, thường là đáp ứng với estrogen, và thường được chẩn đoán ở những phụ nữ trẻ, béo phì, hoặc mãn kinh. Những khối u này thường có độ mô học thấp. Ung thư biểu mô tuyến là loại mô học phổ biến nhất. Những khối u này có thể cho thấy sự mất ổn định của microsatellite và có các đột biến ở PTEN, PIK3CA, KRAS, và CTNNBI.
Loại II các khối u thường là độ mô học cao (ví dụ, mô học loại thanh dịch hay tế bào sáng). Bệnh thường có xu hướng xuất hiện ở phụ nữ lớn tuổi. Khoảng 10 đến 30% có p53 đột biến. Có đến 10% ung thư nội mạc tử cung là loại II.
Ung thư biểu mô tuyến nội mạc tử cung chiếm khoảng 75 đến 80% ung thư nội mạc tử cung.
Ung thư biểu mô thanh dịch u nhú, ung thư biểu mô tế bào sáng và ung thư tế bào cơ trơn - sarcomas được xem là những mô bệnh học có độ ác tính cao hơn, có nguy cơ cao và do đó thực sự những loại này có tỷ lệ lan tràn ra ngoài tử cung cao hơn. Ung thư sarcoma đã được phân loại lại như những khối u biểu mô có nguy cơ ác tính cao.
Ung thư nội mạc tử cung có thể lan tràn như sau:
- Từ bề mặt của buồng tử cung đến ống cổ tử cung
- Thông qua mô đệm cơ tử cung đến lớp thanh mạc và vào khoang phúc mạc
- Qua lòng vòi trứng đến buồng trứng, dây chằng rộng, và phúc mạc bề mặt
- Thông qua dòng máu, dẫn đến các di căn xa
- Thông qua mạch bạch huyết
Mức độ mô học khối u cao hơn (kém biệt hoá hơn), khả năng xâm nhập vào cơ tử cung sâu hơn, di căn hạch chậu hoặc hạch cạnh động mạch chủ, hoặc lan tràn ra ngoài tử cung.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại