Thứ sáu 22/11/2024 23:37

Ai dễ mắc ung thư? Dấu hiệu nhận biết ung thư sớm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ung thư là bệnh khá phổ biến hiện nay. Nó là bệnh lý ác tính của tế bào. Vậy ai dễ mắc ung thư? Dấu hiệu nhận biết ung thư sớm là gì?

Ai dễ mắc bệnh ung thư?

Có rất nhiều loại bệnh ung thư. Ung thư có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như gan, phổi, tuyến vú, dạ dày, đại trực tràng, ở trong máu...

Theo thống kê tại Việt Nam, ước tính có khoảng 150.000 người mới mắc bệnh ung thư hằng năm. Khoảng 57% trong số đó là nam giới và 43% là nữ giới. Ung thư có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và trẻ em, nhưng đa phần ung thư sẽ xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi. Mọi nhóm dân tộc đều có thể mắc ung thư.

Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng năm 2010 ở Việt Nam có tối thiểu (những ca ghi nhận được) là 126.307 trường hợp ung thư mới mắc ở cả hai giới. Trong đó nữ giới có 54.367 trường hợp ung thư, nam giới có 71.940 trường hợp ung thư.

Các giai đoạn ung thư di căn sang các cơ quan khác
Các giai đoạn ung thư di căn sang các cơ quan khác

Các bệnh ung thư giống nhau thế nào?

Mỗi loại tế bào trong cơ thể có những nhiệm vụ riêng biệt. Các tế bào bình thường sẽ phân chia theo trật tự nhất định. Chúng sẽ chết đi sau khi đã bị hỏng và được thay tế bằng tế bào mới. Ung thư là một loại bệnh mà trong đó các tế bào phát triển không có điểm dừng. Tế bào ung thư tiếp tục phát triển và tạo thêm tế bào mới. Chúng sẽ lấn át các tế bào bình thường, việc này sẽ gây hủy hoại các bộ phận của cơ thể, nơi mà ung thư xuất hiện.

Các tế bào ung thư cũng sẽ di chuyển sang bộ phận khác của cơ thể. Khi các tế bào ung thư di chuyển sang bộ phận khác sẽ gọi là di căn.

Dấu hiệu nhận biết ung thư sớm

Triệu chứng phát hiện sớm ung thư, cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời đó là:

1. Tiết dịch, máu bất thường (ung thư vú, ung thư cổ tử cung)

2. Đau đầu, ù tai,ngạt mũi một bên, chảy nước mũi có máu (ung thư vòm)

3. Nói khó, nuốt vướng (ung thư thanh quản thực quản)

4. Đau bụng, đầy bụng sau khi ăn, nôn ra máu hoặc có máu trong phân (ung thư dạ dày)

5. Nổi hạch bất thường (ung thư hạch)

6. Thay đổi tính chất nốt ruồi hoặc có vùng da bất thường (ung thư hắc tố hoặc ung thư da)

7. Rối loạn tiêu hóa kéo dài, thay đổi trong việc đi đại tiểu hàng ngày, nhất là đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu (ung thư đường tiêu hóa và ung thư tiết niệu)

8. Sờ thấy cộm trong vú, tiết dịch ở núm vú không phải sữa (ung thư vú)

9. Ho kéo dài, ho ra máu, đau ngực, khó thở (ung thư phổi)

10. Sụt cân không rõ lý do.

Sự khác nhau giữa tế bào ung thư và tế bào lành?

Các tế bào ung thư khác với các tế bào bình thường là các tế bào ung thư ít chuyên biệt hơn các tế bào bình thường. Ngoài ra, các tế bào ung thư có khả năng phớt lờ các tín hiệu mà thông thường ngăn cản quá trình phát triển và phân chia tế bào như là các tín hiệu chết tế bào theo chương trình – các tín hiệu giúp cơ thể loại bỏ các tế bào không cần thiết.

Hệ thống miễn dịch thông thường có khả năng loại bỏ và tiêu diệt các tế bào bị tổn thương hoặc các tế bào bất thường khỏi cơ thể, tuy nhiên các tế bào ung thư có thể “tàng hình” trước hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, chúng còn có khả năng lợi dụng hệ thống miễn dịch, có thể tránh được đáp ứng miễn dịch của cơ thể để tồn tại và phát triển.

Các tế bào ung thư có thể ảnh hưởng đến các tế bào, phân tử và mạch máu bình thường bao quanh và nuôi dưỡng khối u. Một khu vực được gọi là môi trường vi mô. Ví dụ, các tế bào ung thư có thể tạo ra các tế bào bình thường gần đó để hình thành các mạch máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho khối u. Những mạch máu này cũng loại bỏ các chất thải từ các khối u.

Phòng ngừa bệnh ung thư

Thông thường, không có phương pháp nào để ngăn ngừa tuyệt đối nguy cơ mắc ung thư. Nhưng các bác sĩ đã xác định một số cách để giảm nguy cơ ung thư chẳng hạn như:

- Bỏ thuốc lá. Hút thuốc dù chủ động hay thụ động đều có liên quan đến một số loại ung thư - không chỉ ung thư phổi. Không chỉ bạn mà những người thân xung quanh cần dừng hút thuốc sẽ làm giảm nguy cơ ung thư trong tương lai.

- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Tia cực tím có hại (UV) từ mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Sử dụng quần áo bảo hộ hoặc bôi kem chống nắng nếu bạn phải ra ngoài.

- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Chọn chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein giúp tăng cường sức khỏe cho bạn.

- Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư thấp

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Do vậy, để bạn đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh nên thông qua sự kết hợp của chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

- Khám sàng lọc ung thư. Liên hệ với bác sĩ của bạn về các loại kiểm tra sàng lọc ung thư là tốt nhất dựa trên các yếu tố nguy cơ ung thư trong cuộc sống hằng ngày..

- Tiêm chủng. Chích ngừa có thể giúp ngăn ngừa một số loại virus gây ung thư.

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động