Danh mục thuốc không kê đơn sắp có nhiều thay đổi
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênViệc xây dựng danh mục thuốc không kê đơn sẽ dựa trên nhiều nguyên tắc, tiêu chí khắt khe. Ảnh: Pixabay |
Theo dự thảo, việc xây dựng danh mục này dựa trên nhiều nguyên tắc, như: đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi tự điều trị; đảm bảo cho người dân tiếp cận thuốc một cách kịp thời. Bên cạnh đó, danh mục này cũng phải phù hợp với các quy định hiện hành về kinh doanh và cung ứng thuốc tại Việt Nam, cũng như hòa hợp với các nguyên tắc, quy định phân loại thuốc không kê đơn của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Để được đưa vào danh mục không kê đơn, các loại thuốc phải đáp ứng nhiều tiêu chí nghiêm ngặt, bao gồm: phải được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa hoặc điều trị các triệu chứng bệnh, có biên độ an toàn rộng và độc tính thấp. Quan trọng hơn, những thuốc này phải dễ nhận biết và được chỉ định trong điều trị các bệnh không nghiêm trọng mà người bệnh có thể tự điều trị mà không cần sự giám sát của nhân viên y tế.
Một điểm đáng chú ý là các thuốc được chọn phải có nguy cơ lạm dụng thấp và không gây tình trạng lệ thuộc. Không làm che giấu các bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị các tình trạng cần chăm sóc y tế. Về mặt sử dụng, thuốc phải có dạng bào chế và đường dùng đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, với nhãn mác rõ ràng cung cấp đầy đủ thông tin hướng dẫn.
Một tiêu chí quan trọng khác là lịch sử sử dụng an toàn. Các thành phần hoạt chất trong thuốc phải có thời gian lưu hành thực tế tại Việt Nam tối thiểu 5 năm mà không có báo cáo về các biến cố bất lợi nghiêm trọng.
Tại dự thảo, Bộ Y tế cũng đề xuất 266 thành phần hoạt chất thuốc hóa dược và sinh phẩm y tế không kê đơn.
Trong đó, có thể kể đến như: Acetylcystein; Acetylleucin; Acid acetylsalicylic (Aspirin) dạng đơn thành phần hoặc phối hợp với Vitamin C và/hoặc Acid citric và/hoặc Natri bicarbonat và/hoặc Natri salicylat; Acid alginic (Natri Alginat) đơn thành phần hay phối hợp với các hợp chất của nhôm, magnesisi; Acyclovir; Albendazol; Bisacodyl; Bismuth dạng muối; Carbocystein; Cimetidin…
Bộ Y tế cũng đề ra lộ trình cập nhật danh mục này. Trong thời gian tối đa hai năm, Cục Quản lý Dược xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư cập nhật danh mục thuốc, dựa trên các nguyên tắc và tiêu chí đã được đề ra.
Cục Quản lý Dược công bố danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc tiếp tục sử dụng | |
Dự thảo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại