Thứ sáu 19/04/2024 10:24

Ảnh

Củi ép mùn cưa: Làm giàu từ rác thải làng nghề

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Từ mùn cưa, vụn tăm hương tưởng chừng phải bỏ đi gây hại môi trường, những chủ xưởng tại làng hương Quảng Phú Cầu (Ứng Hoà, Hà Nội) đã tận dụng để biến rác thành vàng, mang lại thu nhập tốt, góp phần giải quyết rác thải làng nghề.
Củi ép mùn cưa: Làm giàu từ rác thải làng nghề
Nghề làm hương ở Quảng Phú Cầu đã có cách đây khoảng 100 năm. Ban đầu, nghề làm hương chỉ tập trung chủ yếu ở thôn Phú Lương Thượng, nhưng những năm gần đây, nghề truyền thống này đã được mở rộng ra các thôn trong xã như Cầu Bầu, Đạo Tú… Nghề phát triển kéo theo những vấn đề liên quan, một trong số đó là xử lý những phần rác thải nguyên liệu sau khi sản xuất.
Củi ép mùn cưa: Làm giàu từ rác thải làng nghề
Anh Nguyễn Hữu Phong (chủ một cơ sở sản xuất tăm hương tại Quảng Phú Cầu) là một trong những người đi tiên phong trong việc xử lý vụn rác thải nguyên liệu sản xuất tăm hương. "Cách đây khoảng 5-6 năm, làng nghề hương hàng ngày đổ ra hàng tấn vụn mùn gỗ, mùn tre nguyên liệu gây ảnh hưởng môi trường. Lúc đó, tôi có suy nghĩ là tại sao đây đều là những nguyên liệu có thể tái sử dụng mà chúng ta lại không làm được. Nghĩ thế nên tôi bắt đầu tìm hiểu và biết được về việc những viên nén làm từ mùn gỗ, mùn cưa có thể giải quyết cho vấn đề này" - anh Phong cho biết.
Củi ép mùn cưa: Làm giàu từ rác thải làng nghề
Anh Phong đã tìm hiểu thông tin và bắt đầu đưa về một chiếc máy ép mua trực tiếp từ Ấn Độ để phục vụ cho việc xử lý rác thải nguyên liệu sau khi làm tăm hương.
Củi ép mùn cưa: Làm giàu từ rác thải làng nghề
Hiện nay, mỗi ngày anh Phong chỉ cho xưởng chạy một ca tối khoảng 8 tiếng cho việc ép gỗ mùn cưa, mỗi ca cho ra khoảng 15-25 thành phẩm viên gỗ ép.
Củi ép mùn cưa: Làm giàu từ rác thải làng nghề
"Lúc mới bắt đầu rất khó khăn bởi toàn bộ các chi tiết, thiết bị đều phải nhập từ Ấn Độ về, cứ mỗi lần bị hỏng hóc là lại phải nhập, mỗi lần đó cũng phải tốn hàng chục cho tới cả trăm triệu đồng. Dần dần, tôi cùng các anh em nghiên cứu và sử dụng các thiết bị, chi tiết thay thế ngay tại Việt Nam" - anh Phong cho biết thêm.
Củi ép mùn cưa: Làm giàu từ rác thải làng nghề
Chiếc máy hoạt động như một thiết bị xử lý rác thải nhưng đưa cho thành phẩm có giá trị kinh tế tốt hơn. Toàn bộ nguyên liệu được xử lý và đưa vào đầu sử dụng sức ép để nén chặt thành từng viên gỗ nén.
Củi ép mùn cưa: Làm giàu từ rác thải làng nghề
Hiện nay, xưởng sản xuất của anh Phong đang thu gom khoảng 30-50% lượng mùn cưa, mùn tre nguyên liệu sản xuất tăm hương của toàn xã Quảng Phú Cầu. Ngoài anh Phong, vẫn còn vài cơ sở nữa cũng tham gia việc thu gom rác thải nguyên liệu để tái chế thành viên gỗ ép.
Củi ép mùn cưa: Làm giàu từ rác thải làng nghề
Anh Phong cho biết, viên gỗ này có thể sử dụng tại các xưởng sản xuất dùng lò hơi thay thế cho than đá do có nhiệt lượng cao khi đốt, dễ bắt lửa, hơn nữa lại giảm lượng khí thải CO2, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi hoạt động sản xuất.
Củi ép mùn cưa: Làm giàu từ rác thải làng nghề
Gỗ ép đang được bán với đơn giá là 1800 đồng/kg. Do công suất hoạt động sản xuất gỗ ép lớn, hàng năm, thu nhập chỉ riêng từ viên gỗ ép mùn cưa, vụn tre của xưởng nhà anh Phong đạt khoảng 500-700 triệu đồng.
Củi ép mùn cưa: Làm giàu từ rác thải làng nghề
Những viên gỗ ép được làm từ vụn cưa, mùn tre sáng tạo, cho hiệu quả kinh tế tốt.
Củi ép mùn cưa: Làm giàu từ rác thải làng nghề
Ông Nguyễn Hữu Nhất, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hoà, Hà Nội) cho biết: "Trước đây, các nguyên liệu thừa từ sản xuất tăm hương bị người dân bỏ đi nhưng nay có những chiếc máy công nghệ của Ấn Độ hỗ trợ cho việc ép những vật liệu đó thành củi ép. Vì thế những vật liệu thừa đó giờ đây được thu gom xử lý thành một sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Đây là một hướng mới cho các chủ xưởng sản xuất tăm hương trong việc xử lý nguyên liệu thừa trong sản xuất, vừa tạo được giá trị kinh tế, cải thiện đời sống vừa góp phần cải thiện môi trường. Hiện nay, sản xuất củi ép cũng đang là mũi nhọn của một số xưởng, thu hút được nhân công, mang laị cho chủ xưởng nguồn thu tốt".
Củi ép mùn cưa: Làm giàu từ rác thải làng nghề
Từ những vụn cưa, mùn tre tưởng chừng bỏ đi, gây ô nhiễm môi trường làng nghề, những người sản xuất tăm hương tại Quảng Phú Cầu đã mở ra một hướng đi mới giúp tận dụng, tái chế xử lý rác thải, góp phần cải thiện môi trường làng nghề. Hiện nay, củi ép, gỗ ép từ mùn cưa của xã Quảng Phú Cầu được tiêu thụ tại nhiều tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh...
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động