Thứ ba 23/07/2024 01:14

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật quan trọng với nhiều điểm mới

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 22/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 6 luật mới được Quốc hội thông qua. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo. Ảnh: Hồng Thái
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo. Ảnh: Hồng Thái

Tham dự họp báo có Thượng tướng Phạm Hoài Nam - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến.

Tại họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 6 luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 gồm: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Đảm bảo cơ chế, chính sách đặc thù cho những lĩnh vực đặc biệt quan trọng

Tại buổi họp báo, Thượng tướng Phạm Hoài Nam - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã giới thiệu những nét cơ bản về Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Với bố cục gồm 7 chương với 86 điều, Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp được xây dựng và ban hành nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trước mắt và lâu dài, bao gồm cả đảm bảo cơ chế, chính sách đặc thù cho những lĩnh vực đặc biệt quan trọng của công nghiệp quốc phòng. Tập trung vào các nội dung: Nguồn vốn cho đầu tư; nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công nghệ lưỡng dụng; thu hút, gìn giữ nguồn nhân lực chất lượng cao, khuyến khích nhân tài phục vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; triển khai các dự án đầu tư, nghiên cứu phát triển sản phẩm mũi nhọn; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp, cơ sở công nghiệp động viên... Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2025.

Thượng tướng Phạm Hoài Nam - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng giới thiệu những nét cơ bản về Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ảnh: Thanh Tuấn
Thượng tướng Phạm Hoài Nam - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng giới thiệu những nét cơ bản về Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ảnh: Thanh Tuấn

Để đảm bảo các quy định của Luật được triển khai có hiệu quả, Bộ Quốc phòng đang phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ như: trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản quy định chi tiết Luật. Xây dựng và ban hành Kế hoạch thi hành Luật. Tổ chức xây dựng để ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật.

Bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông

Tại họp báo, Trung tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an đã nêu những nội dung cơ bản của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và cam kết thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trung tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an đã nêu những nội dung cơ bản của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Trung tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an đã nêu những nội dung cơ bản của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Luật có bố cục gồm 9 chương với 89 điều, quy định các nội dung cụ thể về: nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; các hành vi bị nghiêm cấm…

Tiếp tục kế thừa các hành vi bị nghiêm cấm từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008, trong đó Luật quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; cầm lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, những nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;…

Điều chỉnh nhận thức, hành vi của đối tượng, giảm nguồn tội phạm

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, gồm 8 Chương, 75 Điều nhằm hạn chế, khó khăn, vướng mắc, như: Thực tế hiện nay, tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, nhiều vụ đối tượng sử dụng dao sắc, nhọn có tính sát thương cao, gây án với tính chất rất manh động, gây bức xúc dư luận xã hội, tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật hiện hành không quy định dao là vũ khí.

Cùng đó, tình trạng đối tượng sử dụng trái phép súng tự chế, vũ khí thô sơ diễn biến rất phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm như vũ khí quân dụng nhưng theo quy định của Luật hiện hành thì súng tự chế, vũ khí thô sơ không thuộc danh mục vũ khí quân dụng.

Quang cảnh buổi họp báo
Quang cảnh buổi họp báo

Do đó, cần thiết phải bổ sung quy định súng tự chế vào nhóm vũ khí quân dụng; dao có tính sát thương cao khi sử dụng với mục đích để thực hiện hành vi phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ là vũ khí thô sơ; khi đối tượng sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật là vũ khí quân dụng nhằm mục đích điều chỉnh nhận thức, hành vi của đối tượng, giảm nguồn tội phạm…

Giải quyết các bất cập, vướng mắc của pháp luật về cảnh vệ

Bố cục và nội dung cơ bản của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ 2024 gồm: Điều 1- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Điều 2 – Điều khoản thi hành.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, trước yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn đối tượng cảnh vệ và yêu cầu thực tiễn đặt ra cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cảnh vệ; trong đó, việc xây dựng, ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ rất cần thiết.

Trong đó, Luật bổ sung đối tượng cảnh vệ phù hợp với quy định của Đảng và yêu cầu thực tiễn đặt ra. Tách biệt chế độ cảnh vệ và biện pháp cảnh vệ để thuận lợi áp dụng trên thực tế; đồng thời luật hóa một số biện pháp cảnh vệ lực lượng cảnh vệ đang triển khai thực hiện góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác cảnh vệ trong tình hình mới. Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh vệ và điều kiện bảo đảm thực hiện công tác cảnh vệ.

Ngoài ra, Luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn qua 5 năm thi hành, giải quyết các bất cập, vướng mắc của pháp luật về cảnh vệ, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật về cảnh vệ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong lĩnh vực lưu trữ

Luật Lưu trữ (sửa đổi) được xây dựng và thông qua lần này nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Đại hội lần thứ XIII về việc hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực lưu trữ nhằm khơi dậy khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.

Thông tin về Luật Lưu trữ (sửa đổi), Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) Đặng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Lưu trữ năm 2011 Luật Lưu trữ năm 2024 được xây dựng tập trung làm rõ 4 chính sách lớn, gồm: Thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam; quản lý tài liệu lưu trữ điện tử đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và phát triển Chính phủ điện tử; quản lý tài liệu lưu trữ tư; quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ. Các chính sách trên được quy định thống nhất, xuyên suốt trong toàn bộ Luật Lưu trữ năm 2024.

Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến thông tin về Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến thông tin về Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân

Nhiều điểm mới trong Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân

Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi) được xây dựng và ban hành nhằm tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Tòa án Nhân dân; xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; hoàn thành trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Luật được ban hành gồm 9 chương, 152 điều, giảm 2 chương nhưng tăng 54 điều so với Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân số 62/2014/QH13; trong đó, sửa đổi, bổ sung 101 điều; bổ sung mới 48 điều và giữ nguyên 3 điều. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025, để bảo đảm các quy định của Luật được triển khai có hiệu quả.

Theo Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến, Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2024 có một số điểm mới về: Vị trí, vai trò của Tòa án Nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án; Đổi mới tổ chức bộ máy của tòa án; Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia; về thẩm phán; thẩm tra viên tòa án, thư ký tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động của tòa án.

Việt Nam sẽ hết lòng ủng hộ Lào đảm nhiệm thành công vai trò các trọng trách quốc tế trong năm 2024
Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Campuchia
Chủ tịch nước Tô Lâm có 32 hoạt động với các cuộc hội đàm, hội kiến, tiếp xúc, gặp gỡ
Hồng Thái
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Sáng ngời một nhân cách lớn

Sáng ngời một nhân cách lớn

Một trái tim lớn vừa ngừng đập! Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng.
Dấu ấn sâu sắc của Tổng Bí thư trong lòng người dân Thủ đô Hà Nội

Dấu ấn sâu sắc của Tổng Bí thư trong lòng người dân Thủ đô Hà Nội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với người dân Thủ đô và cả nước. Vĩnh biệt Tổng Bí thư, người dân Thủ đô Hà Nội đã bày tỏ sự kính trọng, thương yêu đối với người lãnh tụ mẫu mực, một nhân cách lớn của dân tộc Việt Nam.
Điện, thư, thông điệp chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Điện, thư, thông điệp chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong Un khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến cả đời cho cuộc đấu tranh vì sự phát triển của Đảng, Nhà nước Việt Nam và hạnh phúc của Nhân dân Việt Nam...
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng

Báo Kinh tế & Đô thị trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, với tiêu đề: “Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng”.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật quan trọng với nhiều điểm mới

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật quan trọng với nhiều điểm mới

Ngày 22/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 6 luật mới được Quốc hội thông qua. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
Nghệ sĩ Việt chia sẻ kỷ niệm, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghệ sĩ Việt chia sẻ kỷ niệm, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau khi tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần được công bố, rất nhiều nghệ sĩ Việt đã bày tỏ sự kính trọng và niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Vị tướng trong công cuộc chống tham nhũng, diệt “giặc nội xâm”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Vị tướng trong công cuộc chống tham nhũng, diệt “giặc nội xâm”

Qua nhiều cương vị công tác và nhất là giữ trọng trách người đứng đầu Đảng ta gần 3 nhiệm kỳ (khóa XI, XII, XIII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng luôn hết sức chăm lo nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ, để Đảng luôn xứng đáng với vai trò lãnh đạo, cầm quyền Nhà nước và xã hội.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội đã có nhiều bứt phá trong phát triển văn hóa

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội đã có nhiều bứt phá trong phát triển văn hóa

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021, UBND TP Hà Nội đã quyết liệt chỉ đạo, tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển văn hóa, du lịch và đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào công cuộc hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong những trung tâm công nghiệp văn hóa hàng đầu cả nước.
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với người dân và tuổi trẻ Thủ đô

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với người dân và tuổi trẻ Thủ đô

Từ chiều ngày 19/7 đến 20/7, tiết trời Hà Nội thoắt nắng, thoắt mưa. Những cơn mưa như ngàn giọt lệ hòa cùng lòng người rưng rưng tiếc thương cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước ta, một nhân cách lớn của dân tộc Việt Nam, một người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động