Thứ hai 25/11/2024 02:52
Liên tiếp phát hiện các vụ mua bán kit test nhanh Covid-19 nhập lậu

Có nguy cơ kết quả test nhanh không chính xác

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thực hiện chỉ đạo của CATP Hà Nội, các cơ quan chức năng đã nghiêm túc triển khai và thực hiện có hiệu quả các phương án nhằm chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh triệt để các loại tội phạm, vi phạm pháp luật nảy sinh trong quá trình phòng, chống bệnh dịch Covid-19.
Lượng lớn các kit test bị lượng chức năng thu giữ
Lượng lớn các kit test bị lượng chức năng thu giữ

Liên tiếp bắt giữ các vụ nhập lậu kit test

Chỉ trong 2 ngày 13 và 14-3, CA quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội và Đội QLTT số 22 đã liên tiếp phát hiện các trường hợp mua bán kit test nhập lậu, số lượng lên tới 5.000 bộ. Cụ thể, sau quá trình trinh sát, phối hợp với Đội QLTT số 22, Đội CSKT đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là kit test nhanh Covid-19 do nước ngoài sản xuất. 2 đối tượng gồm Cao Thảo Anh, SN 1995, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội và Triệu Văn Tuyến, SN 1991, trú tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Trong đó CQCA phát hiện Thảo Anh, đang vận chuyển 3.000 bộ kit test còn Tuyến vận chuyển gần 2.000 bộ kit test. Tổ công tác đã thu giữ gần 5.000 bộ kit test nhanh Covid-19 nhập lậu trị giá hàng trăm triệu đồng. Tại thời điểm kiểm tra các đối tượng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa.

Tại CQCA, các đối tượng đều thừa nhận do thấy nhu cầu sử dụng kit test nhiều vì dịch bệnh bùng phát nên đã tìm hiểu, liên hệ với các nguồn hàng trên mạng xã hội. Do thiếu hiểu biết pháp luật, dù biết các sản phẩm này chưa được Bộ Y tế công nhận nhưng vẫn nhập hàng về bán kiếm lời.

Đối với mỗi kit test nhập về, các đối tượng đều bán chênh so với giá nhập 15.000 đồng - 20.000 đồng. Giai đoạn đỉnh điểm thời gian giá kit test được đẩy lên cao nhất mỗi kit các đối tượng thu lợi đến 40.000 đồng/kit. Nếu đưa ra tiêu thụ trót lọt số hàng hóa trên, các đối tượng thu lợi gần 100 triệu đồng chỉ trong vài ngày.

Chỉ huy Đội CSKT thông tin, quá trình trinh sát phát hiện các đối tượng đều giao dịch trên Zalo, hội nhóm... chủ hàng không trực tiếp giao hàng mà thông qua đội ngũ shipper, thường giao hàng vào buổi tối hoặc sáng sớm. Khi gặp mặt giao hàng, các đối tượng bán mới lấy tiền; giao dịch xong, các đối tượng xóa hết nội dung trao đổi. Trong trường hợp thấy nghi ngờ, các đối tượng sẵn sàng bỏ hàng.

Đội CSKT – CA quận Bắc Từ Liêm đang điều tra, khai thác mở rộng vụ việc và phối hợp các đơn vị chức năng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trung tá Đoàn Văn Đông, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế, CA quận Bắc Từ Liêm cho biết, trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội ngày càng căng thẳng, gây ra hoang mang, lo lắng cho người dân. Nhu cầu về trang thiết bị y tế cũng theo đó tăng cao. Nắm bắt nhu cầu thực tế, các đối tượng đã lập các hội, nhóm để quảng cáo, kinh doanh các mặt hàng liên quan, trọng tâm về trang thiết bị y tế. Một số mặt hàng phổ biến được chào bán như kit test nhanh Covid-19; thuốc phòng - điều trị cảm cúm do virus…

Các hộp kit test chỉ có nhãn mác bằng tiếng nước ngoài không có tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt
Các hộp kit test chỉ có nhãn mác bằng tiếng nước ngoài không có tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt

Hậu quả khó lường

Từ ngày 28-12-2021, Bộ Y tế đã có công văn cho phép các địa phương, đơn vị dùng kết quả test nhanh kháng nguyên để xác định ca mắc Covid-19. Theo đó, ca bệnh nghi ngờ nếu có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 được coi là ca bệnh Covid-19. Điều kiện cho việc khẳng định này là test nhanh do Bộ Y tế cấp phép.

Vì vậy, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng kit test nhanh của người dân ngày càng tăng cao. Do đó, trên thị trường, các loại kit test với nguồn gốc xuất xứ đang được rao bán với nhiều mức giá khác nhau.

Thậm chí, có thời điểm xuất hiện tình trạng khan hàng, dẫn đến việc thổi giá các loại kit test nhanh khiến nhiều người đã phải ngậm ngùi chấp nhận "đau ví" để mua về sử dụng cho bản thân và gia đình.

Tuy nhiên, mặc dù mua kit test với giá đắt đỏ nhưng các chuyên gia khuyến cáo, kit test sẽ trở nên lãng phí, không cho kết quả chính xác nếu người dùng mua phải hàng trôi nổi, chưa được kiểm định về chất lượng.

Theo các chuyên gia, việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc sử dụng sai thời điểm, sai quy trình lấy mẫu sẽ khiến việc test nhanh Covid-19 tại nhà đem lại kết quả không chính xác.

Ông Nguyễn Minh Lợi, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế, Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 23-2-2022, Bộ Y tế đã cấp phép 169 trang thiết bị y tế, sinh phẩm chẩn đoán in vitro xét nghiệm SARS-CoV-2, có 14 sản phẩm sản xuất trong nước và 155 sản phẩm nhập khẩu (gồm 56 sản phẩm xét nghiệm vật liệu di truyền, 83 sản phẩm xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2 và 30 sản phẩm xét nghiệm kháng thể kháng SARS-CoV-2).

Các trang thiết bị y tế, sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm SARS-CoV-2 là các trang thiết bị y tế loại C, D nên khi lưu hành trên thị trường phải được cấp số lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu theo quy định; các cơ sở kinh doanh loại sản phẩm này phải công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị tế loại C, D theo quy định của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08-11-2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết thêm, để có kết quả test nhanh chính xác, trước hết, cần lựa chọn mua đúng loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế cấp phép.

Theo đó, nếu người dân mua phải những loại test trôi nổi, chưa được Bộ Y tế cấp phép, chưa được kiểm định về chất lượng sẽ dẫn đến nguy cơ kết quả test nhanh không chính xác.

Nếu test ra kết quả âm tính người dân sẽ mất cảnh giác, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, trong khi kết quả đó có thể là dương tính nên nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng rất cao. Ngược lại kết quả test cho dương tính giả sẽ gây tâm lý hoang mang, lo lắng, ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Bộ Y tế khuyến cáo, người dân khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh hoặc có tiền sử tiếp xúc người mắc Covid-19, có nhu cầu sử dụng kit test nhanh - nên mua và sử dụng các sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành; có giấy phép nhập khẩu theo đúng thông tin về chủng loại, hãng nước sản xuất, có nhãn mác đầy đủ thông tin theo quy định và có tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.

Đồng thời, khi sử dụng cần nghiên cứu kỹ và thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng sản phẩm để tránh mua phải hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng.

Việc sử dụng các bộ kit test nhanh Covid-19 trôi nổi trên thị trường có thể dẫn đến rủi ro cho người dùng. Ngành y tế khuyến cáo người dân không nên mua và sử dụng các bộ kit test Covid-19 về xét nghiệm khi chưa có hướng dẫn cụ thể từ cơ quan chuyên môn. Nhất là đối với những sản phẩm chưa được cơ quan quản lý thẩm định về chất lượng, chưa cấp phép lưu hành thì sẽ không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Dương Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quy định pháp luật về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Quy định pháp luật về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Làm giả giấy tờ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những thủ đoạn lừa đảo phổ biến hiện nay và ngày càng trở nên tinh vi, khó đoán. Vậy, tội "Làm giả giấy tờ để chiếm đoạt tài sản" sẽ bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Phá đường dây tiêu thụ xe gian sang Campuchia từ vụ bắt gã thanh niên “dạt vòm”

Phá đường dây tiêu thụ xe gian sang Campuchia từ vụ bắt gã thanh niên “dạt vòm”

Tiến hành mở rộng vụ án vụ án trộm cắp, Công an quận Đống Đa, Hà Nội đã điều tra làm rõ các đối tượng chuyên tiêu thụ xe gian số lượng lớn.
Một cơ sở kinh doanh tinh dầu và thuốc lá điện tử nhập lậu trên phố An Dương

Một cơ sở kinh doanh tinh dầu và thuốc lá điện tử nhập lậu trên phố An Dương

Công an quận Tây Hồ, Hà Nội thông tin, lực lượng chức năng vừa phát hiện, xử lý một cơ sở kinh doanh tinh dầu và thuốc lá điện tử nhập lậu…
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Trong thời gian 1 tháng, các tổ công tác 141 trong quá trình làm nhiệm vụ đã phát hiện 83 vụ việc, 93 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự,
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động