Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu bệnh nhân sốt xuất huyết cần nhập viện
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBS. Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng Khoa Bệnh Nghề nghiệp-BV Thanh Nhàn (ảnh: Nguyễn Hạnh) |
Dịch bệnh sốt xuất huyết đang là một vấn nóng tại các tỉnh miền Nam khi mà số bệnh nhân mắc bệnh ngày càng gia tăng. Tại miền Bắc, một số tỉnh thành cũng bắt đầu những ca bệnh đầu tiên.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (CDC) Hà Nội, trong tuần vừa qua (tính từ ngày 14/5 đến 20/5) số ca mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng hơn so với những tuần trước đó. Cụ thể, vào đầu tháng 5/2022, trên địa bàn TP trung bình chỉ ghi nhận từ 2 đến 5 ca sốt xuất huyết mỗi tuần, thì đến cuối tháng số ca mắc đã tăng lên từ 8 đến 15 ca/tuần.
PV PL&XH đã có cuộc trao đổi với BS. Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng Khoa Bệnh Nghề nghiệp-BV Thanh Nhàn về vấn đề này.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, cần phân biệt sốt trong sốt xuất huyết và sốt do Covid - 19 thế nào thưa bác sĩ?
Biểu hiện ban đầu của người bệnh sốt xuất huyết cũng tương tự như nhiễm Covid -19. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt. Người bệnh bị sốt xuất huyết thường sốt rất cao có thể lên đến 40 độ, kèm theo các triệu chứng đau đầu, đau mỏi người. Còn người bệnh nhiễm Covid -19 đã tiêm Vaccine, theo chúng tôi ghi nhận thì triệu chứng sốt không cao, chỉ từ 37 – 38.5 độ. Tuy nhiên ngoại trừ những bệnh nhân mắc Covid-19 tổn thương nặng thì vẫn sốt khá cao.
Có phải tất cả bệnh nhân sốt xuất huyết đều phải nhập viện?
Không phải tất cả bệnh nhân sốt xuất huyết đều phải nhập viện. Bệnh nhân đến các cơ sở y tế để thăm khám và xét nghiệm. Nếu tiểu cầu của bệnh nhân sốt xuất huyết ở trong giới hạn cho phép, không có dấu hiệu cô đặc máu và các chứng năng gan thận bình thường thì chúng tôi có thể cho bệnh nhân ở nhà theo dõi và hẹn khám định kỳ sau 2 ngày. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đau đầu, không ăn được và nôn nhiều thì cần phải nhập viện lập tức.
BV Thanh Nhàn đã tiếp nhận lẻ tẻ một số ca bệnh sốt xuất huyết nhập viện điều trị (ảnh Vân Hà) |
Nhiều người dân sống tại các tầng chung cư cao tại Hà Nội thường có suy nghĩ chủ quan không có muỗi nên sẽ không mắc bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ nghĩ sao về điều này?
Người dân sống tại các tầng chung cư cao có độ ẩm thấp và tỷ lệ muỗi cũng thấp hơn nhưng không phải là không có muỗi. Bởi muỗi theo con đường thang máy, theo những đồ ăn thực phẩm người dân mua về, là điều kiện để muỗi sinh sôi nảy nở. Do đó, người dân cần cảnh giác, đặc biệt trong giai đoạn mùa dịch này.
Theo dự đoán của các chuyên gia, năm 2022 sốt xuất huyết có thể bùng phát thành dịch, vậy thời gian bùng dịch theo dự báo tại miền Bắc là khi nào?
Thông thường theo khuyến cáo, cứ tầm cứ 5 năm thì sốt xuất huyết Dengue lại bùng lên thành dịch một lần. Dịch sốt xuất huyết lớn nhất gần đây là vào năm 2017. Theo chu kỳ thì năm 2022 sốt xuất huyết có thể lại gây ra trận dịch lớn. Tại miền Nam, số người bị mắc sốt xuất huyết ngày càng gia tăng, đặc biệt là có những trường hợp xuất huyết nặng. Nhưng tại miền Bắc, thời tiết năm nay thay đổi thất thường, nên thời gian mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ đến chậm hơn so với chu trình mọi năm. Dự báo tháng 7, tháng 8 năm nay sốt xuất huyết sẽ bùng dịch.
Xin trân trọng cảm ơn chia sẻ của bác sĩ về những thông tin chia sẻ hữu ích!
Những triệu chứng dễ nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết với Covid-19 Bệnh sốt xuất huyết đang ở thời kỳ cao điểm trên cả nước với số ca mắc được ghi nhận liên tục gia tăng. Các ... |
Hà Nội triển khai công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 580/KH-SYT về việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết ... |
Dịch sốt xuất huyết gia tăng nhanh chóng, TP Hồ Chí Minh có 7 ca tử vong Trong tuần 20, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 943 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 156 ca (20%) so với trung bình 4 ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại