Chủ nhật 24/11/2024 19:37
QH thông qua Dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi)

Chưa cho phép đưa phạm nhân đi lao động ngoài trại giam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Điểm đáng chú ý của Dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã bỏ quy định trại giam phối hợp và đưa phạm nhân ra lao động ngoài trại giam.

Sáng 14-6, với 439/449 đại biểu biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Trước đó, các đại biểu cũng biểu quyết thông qua quy định về tổ chức lao động cho phạm nhân theo hướng chưa quy định tổ chức cho phạm nhân lao động ở bên ngoài trại giam.

Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) trình Quốc hội biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết: Quá trình thảo luận hiều ý kiến tán thành phương án quy định cho phép DN hợp tác với trại giam để tổ chức lao động cho phạm nhân theo hướng: DN tổ chức các khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam do DN bỏ vốn đầu tư, xây dựng, trực tiếp tổ chức sản xuất, quản lý; trại giam phối hợp và đưa phạm nhân ra lao động. Tuy nhiên, nhiều ý kiến không nhất trí phương án quy định nêu trên.

UBTVQH nhận thấy, chính sách nhất quán của Nhà nước ta từ trước đến nay là: đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội (điểm e khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự). Do đó, đối với người bị phạt tù thì lao động là nghĩa vụ bắt buộc và là nội dung quan trọng trong công tác giáo dục cải tạo phạm nhân.

Để nâng cao hiệu quả công tác này thì việc trại giam hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân là cần thiết. Pháp luật hiện hành cho phép trại giam tự mình hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức các khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân; các khu này phải do trại giam trực tiếp đứng ra tổ chức, thuộc phạm vi quản lý của trại giam.

Riêng đối với các khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam do DN bỏ vốn đầu tư, xây dựng, trực tiếp tổ chức sản xuất, quản lý; trại giam phối hợp và đưa phạm nhân ra lao động thì đây là vấn đề mới.

UBTVQH đã tổ chức xin ý kiến ĐBQH về vấn đề này. Kết quả xin ý kiến chưa đạt được sự đồng thuận cao của ĐBQH (chưa đạt 50% tổng số ĐBQH) nên UBTVQH đề nghị chưa quy định nội dung này trong Dự thảo Luật. Do đó, xin Quốc hội cho phép bỏ khoản 4 Điều 33 của Dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua.

chua cho phep dua pham nhan di lao dong ngoai trai giam
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) trình Quốc hội biểu quyết thông qua.

Về sử dụng kết quả lao động của phạm nhân (Điều 34), có ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo Luật; có ý kiến đề nghị quy định rõ tỷ lệ (%) các mục chi từ kết quả lao động và xác định rõ “một phần công lao động của phạm nhân” tại điểm đ khoản 1 Điều 34.

UBTVQH cho rằng: Việc phạm nhân lao động là nghĩa vụ bắt buộc, nhằm mục tiêu chính là giáo dục cải tạo, đồng thời, tạo điều kiện cải thiện chế độ ăn, tạo thêm khoản thu nhập, chuẩn bị cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng. Thực tế, năng suất, hiệu quả lao động và giá trị thu được qua tổ chức lao động tại các trại giam rất hạn chế, Nhà nước vẫn phải đầu tư khoản ngân sách lớn cho các trại giam. Vì vậy, để phù hợp với điều kiện thực tế, dự thảo Luật quy định phạm nhân được hưởng một phần công lao động và giao Chính phủ quy định chi tiết về sử dụng kết quả lao động của phạm nhân.

Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2020.

Thanh Hải
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động