Thứ năm 27/06/2024 22:01

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các Đại sứ và Đại biện của EU và các nước thành viên

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 7/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Liên minh Châu Âu (EU) và các Đại sứ, Đại biện các nước thành viên tại Hà Nội đến chào và chúc mừng nhân dịp được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các Đại sứ và Đại biện của EU và các nước thành viên
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ EU và các Đại sứ, đại biện các nước thành viên tại tại Hà Nội đến chào và chúc mừng nhân dịp được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Tại cuộc tiếp, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ vui mừng lần đầu gặp các Đại sứ, Đại biện EU trên cương vị mới; cảm ơn những lời chúc mừng tốt đẹp của lãnh đạo cấp cao EU và các nước thành viên và các Đại sứ, Đại biện.

Chủ tịch nước khẳng định EU và các nước thành viên là những đối tác quan trọng của Việt Nam; vui mừng nhận thấy quan hệ giữa Việt Nam với EU và các nước thành viên thời gian qua phát triển năng động, thể hiện qua việc trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao được tăng cường; hai bên đang triển khai hiệu quả các thỏa thuận và cơ chế hợp tác, đối thoại.

Quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên EU cũng đang phát triển tích cực cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trên nền tảng quan hệ hữu nghị tốt đẹp, thế mạnh và nhu cầu của mỗi nước. Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 04 nước thành viên EU, đối tác toàn diện với 03 nước và đối tác chiến lược theo lĩnh vực với 03 nước.

Trong thời gian tới, để đưa quan hệ giữa Việt Nam với EU và các nước thành viên phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn, Chủ tịch nước đề nghị các Đại sứ, Đại biện tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao để tăng cường tin cậy chính trị, tạo đà cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có để triển khai tốt Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), cũng như các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam với các nước EU nhằm tháo gỡ các vướng mắc, đề ra các biện pháp thúc đẩy hợp tác; tăng cường ứng phó với các thách thức toàn cầu, trong đó ưu tiên triển khai hiệu quả Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Chủ tịch nước cũng đề nghị các Đại sứ có tiếng nói thúc đẩy các nước EU chưa phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) sớm phê chuẩn Hiệp định và Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với xuất khẩu hải sản của Việt Nam, có tính đến những khó khăn, khác biệt về trình độ phát triển giữa hai bên và sinh kế của ngư dân Việt Nam; giúp Việt Nam phát triển kinh tế biển, nuôi trồng hải sản bền vững.

Hoan nghênh các chiến lược, sáng kiến hợp tác với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của EU với cách tiếp cận cân bằng, nhiều ưu tiên hợp tác phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối của EU với khu vực, thúc đẩy hợp tác thông qua khuôn khổ Đối tác chiến lược ASEAN – EU cũng như giữa ASEAN và các nước thành viên EU.

Trao đổi với các Đại sứ, Đại biện về một số vấn đề quốc tế cùng quan tâm, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn kiên trì “chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.

Về vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, củng cố hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn các Đại sứ, Đại biện sẽ luôn là cầu nối quan trọng, đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với EU và các nước thành viên thời gian tới, góp phần sớm đưa quan hệ hợp tác Việt Nam – EU phát triển lên tầm cao mới.

Thay mặt các Đại sứ, Đại biện các nước thành viên EU tại Hà Nội, Đại sứ EU Julien Guerrier chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm được Quốc hội Việt Nam bầu giữ chức Chủ tịch nước. Đại sứ khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của EU ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung cũng như tại Đông Nam Á nói riêng; EU mong muốn thúc đẩy hợp tác thương mại – đầu tư với Việt Nam, coi hợp tác với Việt Nam là hình mẫu cho hợp tác của EU với các nước đang phát triển trên thế giới. EU mong muốn hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045 và đạt phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050.

Chia sẻ đánh giá của Chủ tịch nước Tô Lâm về quan hệ Việt Nam – EU, Đại sứ Julien Guerrier khẳng định quan hệ hai bên còn nhiều tiềm năng hợp tác trong thời gian tới như phát triển kinh tế xanh, số và tuần hoàn, nông nghiệp, dược phẩm, tư pháp, lao động, quốc phòng – an ninh, ứng phó với biến đổi khí hậu với ưu tiên triển khai Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Đại sứ nhấn mạnh EU đang triển khai mạnh mẽ các chiến lược, sáng kiến hợp tác khu vực, nhất là Sáng kiến Cửa ngõ toàn cầu; cho biết EU có kế hoạch triển khai một số dự án hợp tác với ASEAN và tại Việt Nam trong khuôn khổ Sáng kiến. Đại sứ Julien Guerrier bày tỏ tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước Tô Lâm, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các nước EU sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa, đóng góp quan trọng cho hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Đại sứ Julien Guerrier hân hạnh chuyển thư chúc mừng của Chủ tịch Hội đồng Châu Âu và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu đến Chủ tịch nước Tô Lâm; bày tỏ tin tưởng, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với EU và các nước thành viên sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa, vì lợi ích của cả hai bên.

Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Cuba
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đề xuất tạo cơ chế phát triển giáo dục chất lượng cao

Đề xuất tạo cơ chế phát triển giáo dục chất lượng cao

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga – Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Bình cho biết, cần có những cơ chế, chính sách mạnh hơn, đặc biệt hơn để thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, tạo không gian phát triển bình đẳng công tư. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc

Ngày 26/6/2024 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, trong khuôn khổ chương trình hoạt động của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc hội kiến với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ, Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng gần gũi, “núi liền núi, sông liền sông”, có nhiều điểm tương đồng về chế độ chính trị, con đường phát triển, đặc điểm văn hóa - xã hội.
Đoàn Việt Nam đã để lại những dấu ấn nổi bật

Đoàn Việt Nam đã để lại những dấu ấn nổi bật

Về chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc (ngày 24-27/6/2024), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí…
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia

Chiều 27/6/2024, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào.
HĐND huyện Thạch Thất họp quyết định những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền

HĐND huyện Thạch Thất họp quyết định những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền

Sáng 27/6, tại tại Hội trường Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội huyện, Hội đồng Nhân dân huyện Thạch Thất (TP Hà Nội) đã tổ chức kỳ họp thứ 17 khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.
Chuyển đổi số đã mang lại tiện ích gì cho người dân Hà Nội?

Chuyển đổi số đã mang lại tiện ích gì cho người dân Hà Nội?

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số tại Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực, người dân bước đầu thụ hưởng các kết quả, lợi ích thiết thực của chuyển đổi số. Thành quả từ chuyển đổi số tại Hà Nội giúp tăng chất lượng phục vụ người dân từ các cơ quan, đơn vị; tăng công khai - minh bạch trong quản lý thu, chi; tăng sự hài lòng của người dân đối với cơ quan nhà nước. Vậy, những giải pháp, ứng dụng nào đã được triển khai mang lại lợi ích thiết thực cho người dân?
Hà Nội đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân

Hà Nội đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân

Công cuộc chuyển đổi số, hiện đại hóa hành chính góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy công tác cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính địa phương; giảm thời gian và chi phí từ ngân sách; nâng cao chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Ứng dụng iHanoi: các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được xử lý chỉ trong “một nút chạm”

Ứng dụng iHanoi: các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được xử lý chỉ trong “một nút chạm”

Từ ngày 28/6, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” (iHanoi) chính thức triển khai, kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong thực hiện chuyển đổi số theo Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn TP Hà Nội.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động