Thứ sáu 08/11/2024 16:22

Chính thức ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký ban hành Quyết định số 3196 /QĐ-BVHTTDL Ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.
be-mac-nam-du-dich-quoc-gia-2018-dem-thang-hoa-cua-du-lich-viet-tai-ky-quan-ha-long-4
Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật gồm 3 chương, 11 điều. Ảnh minh hoạ.

Theo đó, Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật gồm 3 chương, 11 điều, trong đó chương I quy định Mục đích, phạm vi, đối tượng, giải thích từ ngữ; chương II Quy tắc ứng xử; chương III là Tổ chức thực hiện.

Điều 1 Chương I nêu rõ, mục đích của Quy tắc nhằm xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử, thống nhất nhận thức, hành động của người hoạt động nghệ thuật, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật và toàn xã hội.

Khuyến khích, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp theo tinh thần "nhân cái đẹp, dẹp cái xấu", lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực. Góp phần khẳng định vai trò, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Phạm vi áp dụng của Quy tắc: Hành vi ứng xử của người hoạt động nghệ thuật trong hoạt động nghề nghiệp, đối với đồng nghiệp, công chúng, khán giả, khi tham gia các hoạt động xã hội, báo chí, truyền thông và không gian mạng. Đối tượng áp dụng của Quy tắc là người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Chương II của Quy tắc ứng xử gồm các nội dung: Quy tắc ứng xử chung; Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghê nghiệp; Quy tắc ứng xử đối với đồng nghiệp; Quy tắc ứng xử đối với công chúng, khán giả; Quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng; Quy tắc ứng xử khi tham gia các hoạt động xã hội khác.

Cụ thể, quy tắc ứng xử chung: Đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên hết, trước hết, trọng danh dự, đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật. Gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật theo tinh thần "thượng tôn pháp luật", tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; không làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín, danh dự của người hoạt động nghệ thuật phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa Việt Nam.

Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp: Có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật, luôn tìm tòi cái mới, cái hay để phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống nhằm sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, thẩm mỹ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân.

Lấy giá trị chân - thiện - mỹ làm mục tiêu, động lực để lan tỏa tinh thần, sứ mệnh của nghệ thuật, góp phần hình thành nhân cách, lý tưởng sống tốt đẹp, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người và cộng đồng xã hội.

Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; tích cực khai thác các phương pháp sáng tạo, thể nghiệm mới, phù hợp với giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ.

Tiếp thu tinh hoa nghệ thuật thế giới, tiếp nhận có chọn lọc các khuynh hướng, trào lưu nghệ thuật của quốc tế góp phần xây dựng, phát triển nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đồng thời phát huy và làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Có ý thức quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, giữ gìn tình hữu nghị, đoàn kết quốc tế, không làm tổn hại đến lợi ích, an ninh, chủ quyền quốc gia, tuân thủ pháp luật nước sở tại khi tham gia các hoạt động nghệ thuật ở nước ngoài.

Giữ gìn danh hiệu, hình ảnh; chọn lựa sử dụng trang phục, hóa trang phù hợp với mục đích, nội dung hoạt động nghệ thuật.

Đấu tranh chống lại cái xấu, những hành vi tiêu cực, lệch chuẩn trong đời sống xã hội; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; có nhận thức, quan điểm đúng trước những biểu hiện lệch lạc, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; không sáng tác, lưu hành, phổ biến, biểu diễn những tác phẩm có nội dung không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc, gây tác động tiêu cực đến tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng.

Quy tắc ứng xử đối với đồng nghiệp: Trân trọng các thế hệ nghệ sĩ đi trước trong việc trao truyền những giá trị văn hóa, tinh hoa nghề nghiệp cho các thế hệ người hoạt động nghệ thuật; tôn trọng, bảo vệ uy tín của đồng nghiệp trước công chúng, khán giả và xã hội.

Chân thành hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ cùng nhau phát huy tài năng, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đối với người mới tham gia hoạt động nghệ thuật.

Trung thực, có trách nhiệm trong phát ngôn, bày tỏ, chia sẻ quan điểm, không gây mâu thuẫn, tổn hại đến uy tín, quyền lợi hợp pháp của đồng nghiệp.

Quy tắc ứng xử đối với công chúng, khán giả: Tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp xác đáng của công chúng, khán giả để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật.

Ứng xử chân thành, đúng mực, thân thiện và xây dựng hình ảnh đẹp của người hoạt động nghệ thuật với công chúng, khán giả.

Không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi cá nhân dưới mọi hình thức.

Quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng: Cá nhân sử dụng tài khoản mạng xã hội để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, có lợi ích cho xã hội và đất nước; bình luận, nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm đúng đắn, khách quan.

Không sử dụng từ ngữ gây mâu thuẫn, xung đột, phân biệt vùng, miền, giới tính, tính ngưỡng, tôn giáo; không sử dụng ngôn ngữ , hình ảnh phản cảm, trái thuần phong mỹ tục.

Không lôi kéo, xúi giục, kích động, tạo phe nhóm gây chia rẽ, mất đoàn kết, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến an ninh, trật tự, lợi ích quốc gia, dân tộc.

Không đăng tải, chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, vi phạm bản quyền, thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Đặc biệt, Quy tắc cũng quy định ứng xử của người hoạt động nghệ thuật khi tham gia các hoạt động xã hội khác như hoạt động từ thiện, nhân đạo, chăm lo cho người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội. Theo đó, Người hoạt động nghệ thuật cần phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động xã hội. Thực hiện, phối hợp thực hiện hiệu quả các phong trào, hoạt động xã hội theo quy định pháp luật.

Đồng thời, lan tỏa hình ảnh đẹp, ứng xử có văn hóa đến cộng đồng; công khai, minh bạch kịp thời các hoạt động, xã hội, không lạm dụng danh hiệu, hình ảnh để tư lợi cá nhân; tham gia hoạt động quảng cáo phải đảm bảo truyền đạt thông tin trung thực, chính xác, rõ ràng về công dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa đúng quy định của pháp luật; không tổ chức, tham gia các hoạt động trái quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; không tham gia hoạt động mê tín dị đoan, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc…

Về tổ chức thực hiện, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật, các hội nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật căn cứ vào Quy tắc ứng xử này để rà soát, xây dựng, hoàn thiện nội quy, quy chế, quy định quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức, hội viên trong đơn vị, tổ chức và có các hình thức khen thưởng, kỷ luật theo quy định. Người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự giác thực hiện đúng, đầy đủ nội dung của Quy tắc.

Ngoài ra, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng danh nghĩa của người hoạt động nghệ thuật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp để Quy tắc ứng xử góp phần cùng các quy định của pháp luật về hoạt động nghệ thuật và pháp luật liên quan được đảm bảo thực thi đúng, hiệu quả.

Duy Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Kỳ Duyên gặt hái chiến thắng đầu tiên, được dự đoán giành thứ hạng cao tại Miss Universe

Kỳ Duyên gặt hái chiến thắng đầu tiên, được dự đoán giành thứ hạng cao tại Miss Universe

Kỳ Duyên đang là nàng hậu được các fan sắc đẹp theo dõi nhiệt tình các hoạt động tại Miss Universe 2024 (Hoa hậu Hoàn vũ).
Khán giả có cơ hội thưởng thức 85 buổi công chiếu phim miễn phí tại Hà Nội

Khán giả có cơ hội thưởng thức 85 buổi công chiếu phim miễn phí tại Hà Nội

Trong khuôn khổ của Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, dự kiến từ ngày 7 đến ngày 11/11 sẽ có tổng 85 suất chiếu phim miễn phí tại 3 cụm rạp trên địa bàn Hà Nội.
Thanh Thủy được dự đoán đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024

Thanh Thủy được dự đoán đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024

Mới đây, hoa hậu Thanh Thủy - đại diện của Việt Nam tại Hoa hậu Quốc tế 2024 được chuyên trang sắc đẹp Missosology dự đoán đăng quang ngôi vị cao nhất.
Câu chuyện cuộc sống: người thầy đặc biệt của tôi

Câu chuyện cuộc sống: người thầy đặc biệt của tôi

Anh Việt là anh họ của tôi. Từ nhỏ, anh đã nổi tiếng thông minh, học giỏi. Anh thường xuyên tham gia các đội tuyển HSG các cấp và gặt hái nhiều giải thưởng.
Trào lưu tập yoga “ra đường”: nâng cao tinh thần rèn luyện sức khỏe… hay phản cảm?

Trào lưu tập yoga “ra đường”: nâng cao tinh thần rèn luyện sức khỏe… hay phản cảm?

Nhiều bộ môn rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai của cơ thể như yoga, aerobic bỗng dần xấu đi bởi những hình ảnh có phần phản cảm của người tập tại nơi công cộng.
Chàng trai đam mê dòng nhạc dân gian, đăng quang quán quân “Tiếng hát sông Thương”

Chàng trai đam mê dòng nhạc dân gian, đăng quang quán quân “Tiếng hát sông Thương”

Tham gia cuộc thi “Tiếng hát sông Thương 2024”, Vũ Đức Kiên đã giành hai giải Nhất, gồm giải quán quân dòng nhạc dân gian và giải hát về Bắc Giang hay nhất.
Đón chờ gió lạnh đầu mùa

Đón chờ gió lạnh đầu mùa

Với tôi, Hà Nội mùa nào cũng có phong vị riêng. Mỗi khi Thu đã cạn ngày mà Đông chưa kịp tới, cảm giác háo hức đón chờ gió lạnh đầu mùa lại trở về trong tôi.
Cần một phương án tổng thể, bền vững

Cần một phương án tổng thể, bền vững

Cầu Long Biên là một hình ảnh đẹp và độc đáo về văn hóa, lịch sử của người dân Hà Nội. Vì vậy việc bảo tồn cây cầu này đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Nhà giáo Lưu Thị Lập với mô hình "Trường học hạnh phúc”

Nhà giáo Lưu Thị Lập với mô hình "Trường học hạnh phúc”

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, nhà giáo Lưu Thị Lập – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường THPT Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội) là nhà giáo tiêu biểu của Thủ đô trong xây dựng thành công mô hình “Lớp học hạnh phúc – Trường học hạnh phúc”.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động