Chiêm ngưỡng ấn "Hoàng đế Chi bảo" phiên bản gốm sứ Bát Tràng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBộ sưu tập mang tên "dấu ấn Rồng thiêng" Kỳ Linh Giáp Thìn lấy cảm hứng từ ấn "Hoàng đế Chi bảo" triều Nguyễn là sản phẩm mới của các nghệ nhân Bát Tràng.
Bộ sưu tập Kỳ linh Giáp Thìn mang tên "Dấu ấn Rồng thiêng" là sản phẩm "đinh" năm mới của các nghệ nhân làng nghề Bát Tràng. Sản phẩm lấy cảm hứng từ ấn "Hoàng đế Chi bảo" mới được hồi hương từ Pháp về Việt Nam cuối năm 2023 vừa qua. |
Hàng năm, các nghệ nhân làng nghề Bát Tràng luôn cho ra mắt một bộ sưu tập Kỳ linh con giáp. Bộ Kỳ linh Giáp Thìn năm 2024 được tạo nên kỳ công, tỉ mỉ, dựa trên phôi bằng gốm sứ và men Hoàng gia mới được phục chế lại. |
Những chiếc ấn rồng được giát vàng kỳ công, là kết tinh của bàn tay, trí óc của một trong "Tứ đại Tinh hoa làng nghề Thăng Long cổ". |
Theo nghệ nhân Phạm Việt Khoa, Rồng tượng trưng cho sự uy nghi, thịnh vượng và may mắn. Sản phẩm được cách điệu theo hình mẫu Hoàng đế chi bảo từ thời vua Minh Mạng. |
Theo nghệ nhân Khoa, hình tượng Rồng trong lịch sử Việt Nam khác nhau qua các triều đại. Chiếc ấn rồng Kỳ Linh Giáp Thìn được tạo nên dựa trên hình tượng rồng thời Lê Sơ đang ngự tại điện Kính Thiên (Hoàng Thành Thăng Long) với một số đặc điểm đặc trưng như mũi thú thay cho vòi, sừng uống lượn, chân 5 móng chỉ dành cho Hoàng đế, miệng ngậm châu... |
Theo ông Khoa, để tạo hình chiếc ấn này phải trải qua nhiều công đoạn, trong đó khó nhất và mất nhiều thời gian nhất là tạo hình con rồng, phải làm thật tỉ mỉ và chính xác. |
Tuỳ từng phiên bản mà chiếc ấn này sẽ có đôi chút khác biệt trong từng sản phẩm, có thể rồng ngậm châu, hoặc 1 chân trước cầm châu đặc trưng của rồng thời Lê Sơ. |
Rồng ngự trên ấn triện, 3 mặt của ấn chạm nổi 3 chữ An - Thuận - Phát, một mặt chạm hình cá chép hoá rồng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. |
Những chiếc ấn sau khi hoàn thành công đoạn làm phôi được đem đi nung cẩn thận trong 5 ngày cùng với đó là làm lớp men Hoàng gia vừa được phục hồi thành công. |
Sau đó, sản phẩm sẽ được đưa vào công đoạn vẽ vàng. Tại đây, người thợ thủ công dùng dung lịch vàng lỏng để vẽ chi tiết cho từng con rồng thay vì thếp vàng toàn bộ. |
Công đoạn vẽ vàng tốn khoảng 2,5 tiếng cho mỗi sản phẩm. Những ngày này, các xưởng phải tăng ca làm việc liên tục trong 12-14 tiếng mỗi ngày để kịp trả sản phẩm. |
Sau khi hoàn thiện vẽ vàng, chiếc ấn lại được đem đi nung tiếp lần 2 trong khoảng 6-8 tiếng trong nhiệt độ thích hợp. Mỗi người thợ có thể làm được khoảng 5-6 sản phẩm trong một ngày. |
Bộ sưu tập mang tên "Dấu ấn rồng thiêng" mang ý nghĩa như một dấu mốc đánh dấu cho một thời kỳ mới, bước sang một giai đoạn thịnh vượng mới. Mỗi sản phẩm có giá lên tới hàng triệu đồng hoặc hàng chục triệu đồng. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại
Có thể bạn quan tâm
Tin mới hơn
Tin đã đăng