Thứ hai 16/09/2024 18:32

Cảnh báo tình trạng tai nạn thương tích trẻ em dịp nghỉ hè

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Năm học 2021 – 2022 đã kết thúc, học sinh cả nước bước vào kỳ nghỉ hè. Hầu hết phụ huynh và các con đều có tâm lý “xả hơi” sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, do buông lỏng quản lý nên thời gian qua đã xảy ra nhiều trường hợp tai nạn thương tích trẻ em gây hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt, ngoài các vụ đuối nước, trẻ em còn gặp các rủi ro ngay tại nhà như đứt tay chân do vật sắc nhọn, điện giật, bỏng, uống nhầm hóa chất, chấn thương do ngã...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo thông tin từ một số BV trên địa bàn Hà Nội, số trẻ nhập viện do tai nạn thương tích gia tăng đáng kể. Viện Bỏng quốc gia cho biết, thời gian qua, trường hợp trẻ bị bỏng do các tác nhân như cồn, điện, nước sôi chiếm khoảng 20 – 30%.

Trường hợp bệnh nhân N.Đ.A, 13 tuổi, trú tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, nhập viện trong tình trạng cháy toàn thân (làn da hoại tử đến 70%), khắp người rộp đỏ. Nguyên nhân do trước đó, A cùng các bạn tổ chức liên hoan ăn uống, không may bình gas nổ dẫn đến cháy, trong đó, 3 nạn nhân không qua khỏi.

Các BS tại BV Nhi Trung ương cho biết, nghỉ hè là giai đoạn có tỷ lệ tai nạn thương tích trẻ em tăng lên.Trong những tai nạn thương tích hay gặp thì ngã là tai nạn gặp thường xuyên, phổ biến chiếm đến trung bình 60-70% số ca nhập viện điều trị. Không chỉ có ngã, những tai nạn thương tích khác như bỏng cũng bắt gặp nhiều ở trẻ trong dịp hè đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non. Trong đó, có không ít trẻ bị bỏng điện nhưng nhập viện muộn, dẫn đến vết thương bị hoại tử.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, tai nạn thương tích thường xảy ra bất ngờ. Cha mẹ cần lường trước các nguy cơ gây ra tai nạn cho trẻ như: Tủ thuốc, dao nhọn, phích nước phải ngoài tầm với của trẻ. Không đựng hóa chất trong các chai lọ nước khoáng, nước ngọt. Hệ thống điện trong nhà cần có thiết bị chống giật. Lan can cầu thang phải chắc chắn, lắp thêm thanh chắn ngăn cách trẻ với khu vực nguy hiểm. Tuyệt đối không để con một mình trong môi trường nước. Với trẻ lớn, cần quản lý thời gian chặt chẽ, không cho đi tắm ao, hồ, sông, suối, biển khi không có người lớn đi kèm.

Ngoài các biện pháp phòng ngừa, cha mẹ nên dành thời gian sinh hoạt cùng con vào dịp nghỉ hè. Hãy tạo ra một lịch sinh hoạt mới, cân bằng thời gian của cả phụ huynh và trẻ em. Với trẻ lớn, phụ huynh có thể giao việc nhà cho các con trong dịp hè. Khi các con hoàn thành nhiệm vụ, cần có phần thưởng để khích lệ. Sự kết nối gia đình và trẻ em vào dịp nghỉ hè rất cần thiết để tránh những tai nạn thương tích đáng tiếc xảy ra.

Xây dựng trường mầm non an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Xây dựng trường mầm non an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non
Tăng cường công tác phòng chống tai nạn, thương tích và đuối nước trẻ em
Đu bám cổng điều khiển tự động, bé trai dập nát, đứt gân bàn chân
Tường Vy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động