Thứ ba 26/11/2024 19:33

Cảnh báo “Sau 8-12 ngày số ca mắc Covid-19 lên 1-5 nghìn ca” là tin giả

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội về cảnh báo của một người có tên GS. Bách về việc số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam sẽ đạt mốc 1.000-5.000 ca sau 8-12 ngày, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua-Khen thưởng, Bộ Y tế khẳng định: Đây hoàn toàn là tin giả mạo.

Theo đó, một cảnh báo đang được chia sẻ rầm rộ khiến mọi người hoang mang có nội dung: “GS Bách thành viên BCĐ phòng chống dịch bệnh cho biết: Chúng ta chỉ có tầm 4-6 ngày để nó chuyển giai đoạn từ 30 ca lên mức 100-500 ca! Và khoảng 8-12 ngày (sau khi thiết lập mốc 500) để lên mức 1000-5000 ca! Rất cần truyền thông để bà con ở nhà! Hạn chế đi lại 1 tuần để đợt sóng này biểu hiện lâm sàng hết và khoanh lại!!! Rất ngắn ở mức này”.

Về nội dung cảnh báo này, ông Nguyễn Đình Anh cho biết: Qua kiểm tra, đây hoàn toàn là tin FAKE (giả mạo), vì trong thành phần của Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch không có ai tên là Bách.

Cá nhân PGS-TS. Trần Xuân Bách (công tác tại Đại học Y Hà Nội-nickname Bi Ti) cũng xác nhận không đưa thông tin này, đây là tin giả mạo. “Mọi người chú ý có tin nhắn share message nói tôi là thành viên Ban chỉ đạo cảnh báo về lây lan Covid-19. Tôi xin khẳng định là tôi không có vai trò này và không có phát biểu gì ngoài những gì tôi chia sẻ trên FB này! Xin mọi người xoá và không share!”, PGS-TS. Trần Xuân Bách nêu rõ.

canh bao sau 8 12 ngay so ca mac covid 19 len 1 5 nghin ca la tin gia
PGS-TS. Trần Xuân Bách cho biết mình không phải thành viên Ban chỉ đạo và đề nghị mọi người không chia sẻ những thông tin sai

Trên facebook của vị Phó giáo sư trẻ của Việt Nam đăng thông tin cảnh báo: Bất kỳ ai đã từng tiếp xúc với F1, F2, F2+ cần tự cách ly cả nhà-tại nhà và khai báo ngay với cơ quan y tế.

Ông Nguyễn Đình Anh khuyến cáo, mọi người đừng cố gắng tích trữ đồ ăn, đừng khiến mọi siêu thị đều trở nên đông đúc và lộn xộn, dẫn tới tình trạng mất kiểm soát và lây lan bệnh cho nhau... nhanh nhất. Nếu tất cả bình tĩnh, ở nhà, chỉ mua thực phẩm gần nhà và mua đủ dùng, thì tất cả sẽ có đủ đồ, không ai bị thiếu, gọi online cũng được, và không dẫn tới tình cảnh mất kiểm soát.

Những nhà bị cách ly sẽ được hỗ trợ. Vì thế, xin đừng cố tìm cách thoát cách ly!

Năng lực thị trường vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân mà không cần phải tích trữ. Đừng làm tình hình thêm rối loạn. Mọi việc đang được kiểm soát tốt lại hỏng bét nếu cứ đua nhau đi mua đồ.

“Không phải tự dưng mà ở Trung Quốc số ca tăng chóng mặt trong thời gian đầu, một phần bởi vì tâm lý tích trữ đổ xô ra siêu thị, chạy trốn khắp nơi khỏi cách ly, và tạo môi trường lây lan nhanh nhất. Mãi về sau khi tất cả ở yên trong nhà, mọi thứ mới bắt đầu chậm dần, nhưng cũng đã là quá muộn... đã có nhiều người phải ra đi...”, bác sỹ Nguyễn Đình Anh cho biết.

Thay vì tích trữ đồ, mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như hạn chế tới nơi đông người, rửa tay, rửa tay và rửa tay!; tự chăm sóc nâng cao sức đề kháng của bản thân và gia đình; theo dõi luồng thôn tin chính thống, tránh hoang mang;

Đồng thời, tin ở y tế và cơ quan chức năng, tạo niềm tin và động lực cho ngành y tế, bộ đội… chống dịch hiệu quả. “Vắc-xin” hiệu quả nhất lúc này là ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình-ông Đình Anh nhấn mạnh.

Vân Hà
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động