Cần làm sáng tỏ nguồn gốc của Covid-19
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus. |
Theo đó, ngày 12/3 (giờ địa phương), Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định việc tìm ra nguồn gốc của đại dịch Covid-19 là một yêu cầu đạo đức và mệnh lệnh khoa học.
Tuyên bố này của ông Tedros cho thấy WHO vẫn đang rất nỗ lực trong công cuộc tìm kiếm nguồn gốc của đại dịch đã khiến cho toàn cầu rơi vào tình trạng y tế tồi tệ nhất trong suốt nhiều thập kỷ qua.
"Nắm bắt nguồn gốc của COVID-19 và khám phá tất cả các giả thuyết vẫn là một sứ mệnh khoa học, giúp chúng ta ngăn chặn các đợt bùng dịch trong tương lai (và) cũng là một sứ mệnh đạo đức, vì lợi ích của hàng triệu người đã chết và những người sống với di chứng (“Covid-19 kéo dài”), ông Tedros bày tỏ.
Tuyên bố của ông Tedros đưa ra nhân kỷ niệm 3 năm kể từ lần đầu tiên WHO sử dụng từ "đại dịch" để mô tả sự bùng phát toàn cầu của Covid-19.
Nhiều nhà hoạt động, chính trị gia và học giả nhấn mạnh trọng tâm của lễ kỷ niệm nên là ngăn chặn việc lặp lại việc triển khai vắc-xin Covid-19 không đồng đều. Nhiều nhận định cho rằng đây là nguyên nhân cho ít nhất 1,3 triệu ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Năm 2021, một nhóm chuyên gia do WHO dẫn đầu đã dành nhiều tuần ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, nơi các trường hợp lây nhiễm đầu tiên ở người được ghi nhận.
Báo cáo chung của nhóm chuyên gia này sau đó ghi nhận SARS-CoV-2 có thể đã được truyền từ dơi sang người thông qua một loài động vật khác, nhưng cần phải nghiên cứu thêm.
Kể từ đó, WHO đã thành lập một nhóm tư vấn khoa học về các mầm bệnh nguy hiểm nhưng vẫn chưa đưa ra bất kỳ kết luận nào về cách thức bắt đầu đại dịch Covid-19, với lý do các dữ liệu quan trọng đang bị thiếu.
Châu Âu không còn phụ thuộc vào Nga về khí đốt và dầu mỏ | |
Tăng cường hợp tác để bảo đảm quyền của phụ nữ và bình đẳng giới |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại