Thứ hai 30/09/2024 09:08

Căn cứ xử lý các đối tượng “phù phép” xe gian thành xe mới

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo luật sư, các đối tượng dùng thủ đoạn tinh vi thay đổi số khung, số máy xe nhằm chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân. Hành vi của các đối tượng có dấu hiệu cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Mua bán con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Căn cứ xử lý các đối tượng “phù phép” xe gian thành xe mới
Cơ quan Công an tống đạt các quyết định đối với Bùi Văn Tân (Ảnh: Cơ quan Công an cung cấp)

“Phù phép” xe gian thành xe mới

Ngày 19/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Bùi Văn Tân (SN 1983, chủ hệ thống cửa hàng xe máy Tân Tiến) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Mua bán tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

CATP Hồ Chí Minh cũng đề nghị truy tố Nguyễn Sỹ Toàn (SN 1981, trú tại huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh); Nguyễn Đình Sùng (SN 1986, trú tại quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) và Nguyễn Thị Kiều Oanh (SN 1977, trú tại TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương) về tội “Mua bán tài liệu của cơ quan tổ chức” và 9 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2021 đến khi bị phát hiện vào đầu năm 2024, đối tượng Bùi Văn Tân đã lừa và chiếm đoạt 9,3 tỷ đồng của 258 khách hàng thông qua việc bán 259 xe máy được “hoá kiếp” từ xe gian để bán ra thị trường như xe mới.

Theo điều tra, từ năm 2018 đến tháng 12/2023, Tân thành lập 4 cơ sở kinh doanh xe máy gồm: cửa hàng xe máy Tân Tiến (ở xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh); cửa hàng xe máy Tân Tiến 2 (xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn); Công ty TNHH xe máy Thảo Vân (phường Tân Thới Nhất, quận 12) và Công ty TNHH mua bán xe máy Lâm Tới (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương).

Cuối năm 2021, Tân nảy sinh ý định thu mua xe không rõ nguồn gốc rồi thuê người mài đục số khung, số máy xe cho phù hợp với thông tin trên phiếu xuất xưởng rồi bán cho khách, đăng ký như xe mới. Sau đó, Tân thỏa thuận và thuê Nguyễn Hữu Oai và Nguyễn Hữu Như mài đục số khung, số máy xe máy với tiền công 1 triệu đồng/xe.

Tân cũng thu mua phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe máy với giá từ 500.000 đến 1 triệu đồng/phiếu của Nguyễn Đình Sùng (chủ hệ thống cửa hàng ô tô, xe máy Hà Thành ở quận Bình Tân); Nguyễn Thị Kiều Oanh (quản lý của các đại lý Honda Hồng Hạnh 4, 5, 6 tại Bình Dương và TP Hồ Chí Minh) và Nguyễn Sỹ Toàn (chủ Công ty TNHH TM xuất nhập khẩu Sông Ngân).

Đồng thời, Tân cũng thỏa thuận, thu mua lại các xe máy không rõ nguồn gốc từ Lê Văn Tới, với giá từ 18 triệu đến 22 triệu đồng/xe. Xe đưa về các cửa hàng, nhân viên của Tân chụp hình xe, số khung, số máy gửi lên nhóm chat để theo dõi, quản lý.

Tiếp đó, Tân chỉ đạo Trần Văn Sậu, Hà Xuân Phúc tháo biển số cũ, tháo phần đuôi xe và đưa xe đến cửa hàng xe máy của Như, Oai để cả 3 mài đục thay đổi số khung, số máy. Thực hiện xong, Như và Oai gọi cho Trần Văn Sậu, Hà Xuân Phúc đưa xe về lại các cửa hàng của Tân. Tại cửa hàng, nhân viên của Tân “làm mới” lại xe rồi chụp hình, quay video đăng tải lên mạng hoặc trưng bày tại các cửa hàng. Với xe qua “phù phép”, Tân chỉ đạo nhân viên khi tư vấn, giới thiệu với khách là “xe lướt, bao rút hồ sơ, bao giấy tờ…”.

Khi có khách mua xe, nhân viên của Tân sẽ lấy bản cà số khung, số máy để sẵn trong cốp rồi chuẩn bị thủ tục đăng ký, liên hệ với “cò dịch vụ” tại địa phương nơi khách hàng thường trú để thuê thực hiện các thủ tục đăng ký xe, cấp biển số mới cho khách. Từ năm 2021 đến khi bị bắt, Tân đã mua 1.500 phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, bán hơn 300 xe máy đã qua “phù phép” cho khách hàng. Cơ quan chức năng xác định Tân đã chiếm đoạt 9,3 tỷ đồng của 258 khách hàng thông qua việc bán 259 xe máy đã qua “phù phép” từ xe gian.

Các đối tượng sẽ bị xử lý ra sao?

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đinh Thị Nguyên, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đông Á, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, theo điều tra ban đầu được công bố, các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức và diễn ra trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác và đời sống nhân dân.

Trong vụ việc trên, các đối tượng vì thỏa mãn lợi ích cá nhân của mình thực hiện hành vi gian dối, mua bán tài liệu của cơ quan tổ chức nhằm chiếm đoạt tài sản với giá trị lớn. Căn cứ vào hành vi của các đối tượng cũng như kết quả điều tra hiện tại của phía cơ quan chức năng, hành vi của các bị can có dấu hiệu cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Mua bán con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Theo luật sư Đinh Thị Nguyên, thông qua hình thức hợp đồng mua, bán tài sản, các bị can dùng thủ đoạn tinh vi thay đổi số khung, số máy xe nhằm chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân. Hành vi này có dấu hiệu cấu thành tội phạm và sẽ bị xử lý theo Điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo từ 2 đến 7 năm tù giam.

Với hành vi mua bán tài liệu của cơ quan, tổ chức, căn cứ vào tính chất, mức độ và hậu quả gây ra thì người vi phạm có thể phải chịu hình phạt tù từ 2 đến 5 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm theo quy định tại Điều 342, Bộ luật Hình sự năm 2015. Đồng thời, phía cơ quan điều tra sẽ tiếp tục hoàn tất điều tra, làm rõ vai trò, động cơ phạm tội của các bị can khác có liên quan trong vụ việc trên để xử lý đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật.

Cách nào để tránh mua phải xe gian?

Để tránh gặp rắc rối về pháp lý, theo một chỉ huy Đội Cảnh sát giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông CATP Hà Nội, để “lật tẩy” được gốc tích của những chiếc xe gian, lực lượng chức năng thường phải sử dụng nghiệp vụ để tìm ra những dấu vết khả nghi trong hồ sơ, đồng thời kiểm tra thực tế phương tiện đó.

Cán bộ này cũng cho biết, việc khó khăn nhất là xác minh, đọc vị dấu vết đã bị tẩy xóa của những chiếc xe máy đã đục số khung, số máy hoặc soi giấy đăng ký xe. Thậm chí, nhiều chiếc xe máy cũ bị tẩy xóa số máy, số khung nên không xác định được thông số.

Khi đó, cơ quan chức năng phải phối hợp tiến hành trưng cầu giám định kỹ thuật hình sự, sử dụng cả chất hóa học để tìm ra thông số mà nhà sản xuất in trên thân xe. Do đó, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua bán, sử dụng, lưu hành các loại xe máy không có giấy tờ, xe không rõ nguồn gốc hoặc xe bị làm giả biển số, giấy đăng ký. Những chiếc xe gian này khi tham gia giao thông nếu bị cảnh sát phát hiện, tài sản sẽ bị tịch thu. Còn người liên quan có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý, hoặc bị xử phạt hành chính do dính líu đến hành vi mua bán, sử dụng xe gian.

Triệt phá ổ nhóm trộm cắp, tiêu thụ xe gian ở Hà Nội
Triệt phá ổ nhóm trộm cắp và tiêu thụ xe gian ở Hà Nội
Cô gái xinh đẹp cùng bạn trai tham gia vào đường dây trộm cắp xe máy
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cụ bà 70 tuổi ở Đống Đa mất hơn 300 triệu đồng vì sập bẫy lừa đảo

Cụ bà 70 tuổi ở Đống Đa mất hơn 300 triệu đồng vì sập bẫy lừa đảo

Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về thủ đoạn giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác. Đặc biệt là nhiều người dân cao tuổi do chủ quan, ít cập nhật thông tin cảnh báo lừa đảo đã sập bẫy của các đối tượng.
Cháy lớn nhà xưởng ở huyện Hoài Đức trong đêm

Cháy lớn nhà xưởng ở huyện Hoài Đức trong đêm

Theo lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) thông tin, khoảng 23h ngày 29/9, tại một nhà xưởng sản xuất trên địa bàn xã Di Trạch xảy ra cháy lớn.
Bí mật của nhóm 5 người đàn ông lúc rạng sáng ở Thái Bình

Bí mật của nhóm 5 người đàn ông lúc rạng sáng ở Thái Bình

Ngày 29/9, Công an tỉnh Thái Bình thông tin, Công an huyện Tiền Hải đã khởi tố 5 đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Ẵm án vì chiếm đoạt 1.200 camera giám sát của đối tác

Ẵm án vì chiếm đoạt 1.200 camera giám sát của đối tác

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Quốc Việt, SN 1994, quê Quảng Trị, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cựu cán bộ phường lừa góp vốn “buôn đất”

Cựu cán bộ phường lừa góp vốn “buôn đất”

TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thị Hưởng, cựu cán bộ địa chính UBND phường Phú Lương về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Nổ súng để ép “con nợ” trả tiền

Nổ súng để ép “con nợ” trả tiền

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử Đào Xuân Nam, SN 1982, quê Hải Phòng, về tội “Giết người” và “Cố ý gây thương tích”.
Nửa đêm mang bình khí cười đi giao cho khách, nam thanh niên gặp ngay 141

Nửa đêm mang bình khí cười đi giao cho khách, nam thanh niên gặp ngay 141

Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội cho biết, ngày 15/9/2024, các tổ công tác 141 qua kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện 3 vụ việc, bàn giao 4 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự, tang vật thu giữ: 8 bình kim loại nghi chứa khí cười, 1 xe máy nghi xe tang vật, xử lý 9 vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó 2 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Từ nghi vấn người đàn ông đi xe Vespa sành điệu qua chốt 141

Từ nghi vấn người đàn ông đi xe Vespa sành điệu qua chốt 141

Dù đã cất giấu ma túy hết sức tinh vi, nhưng người đàn ông điều khiển xe Vespa sành điệu vẫn không qua mắt được các trinh sát của tổ công tác 141.
Giấu “hàng” trong người, gã U50 run rẩy khi gặp 141

Giấu “hàng” trong người, gã U50 run rẩy khi gặp 141

Phòng CSGT CATP Hà Nội cho biết ngày 6/9, lực lượng 141 qua kiểm tra, kiểm soát phát hiện 3 vụ việc, bàn giao 3 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp, tang vật thu giữ: 2 gói chứa chất nghi ma túy, 1 bình kim loại nghi chứa khí N2O, 01 xe mô tô nghi xe tang vật. Xử lý 22 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó 13 trường hợp vi phạm nồng độ cồn…

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động