Thứ hai 09/09/2024 21:28

Cần có không gian hoạt động cả trong nhà và ngoài trời cho trẻ em

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hiện tại Hà Nội không chỉ thiếu chỗ chơi cho trẻ em, mà một số khu vui chơi còn đang bị buông lỏng quản lý. Trong khi trẻ em rất cần có không gian hoạt động cả trong nhà và ngoài trời, để rèn luyện thể chất, phát triển trí óc, hoàn thiện kỹ năng… Rất cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng quan tâm kiểm tra, xử lý để bảo đảm an toàn không chỉ cho trẻ em.
Trẻ em đang ở độ tuổi hiếu động, tò mò tìm hiểu thế giới nên rất cần sân chơi an toàn
Trẻ em đang ở độ tuổi hiếu động, tò mò tìm hiểu thế giới nên rất cần sân chơi an toàn

Cần đảm bảo sự an toàn sân chơi cho trẻ

Dạo quanh các khu vui chơi ngoài trời, điều dễ nhận thấy chính là công tác đảm bảo an toàn cho trẻ chưa được coi trọng đúng mức. Tại hầu hết các địa điểm vui chơi, chỉ thấy bóng dáng của nhân viên kiểm soát vé chứ không thấy nhân viên thực hiện nhiệm vụ giám sát, hướng dẫn trẻ vui chơi để phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi vui chơi không an toàn của trẻ và nhất là thực hiện cứu hộ khi có tình huống bất ngờ.

Tại nhiều sân chơi công cộng trong công viên như công viên Nghĩa Đô, công viên Cầu Giấy, công viên Yên Sở..., nhiều thiết bị vui chơi bị hỏng tiếp tục sử dụng; Các trò chơi như leo dây, cột có chiều cao 1 - 2m nhưng cũng không có cảnh báo, hướng dẫn độ tuổi chơi, vì thế tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn, thương tích...

Không chỉ tại các khu vui chơi ngoài trời, tại các khu vui chơi giải trí đặt ngay trong các siêu thị, trung tâm thương mại, công tác bảo vệ an toàn cho trẻ em cũng đang bị coi nhẹ. Do không gian nhỏ hẹp, các trò chơi phổ biến tại khu vực này chỉ bao gồm đu quay, nhà bóng, nhà phao, ống trượt, xúc cát, tàu hỏa chạy điện, xe đụng... Tuy nhiên, do chủ đầu tư các khu vui chơi đều khai thác tối đa diện tích để có thể tích hợp nhiều trò chơi nên khá chật chội.

Thêm vào đó, không khí ngột ngạt, ánh sáng xanh đỏ lập lòe cùng tiếng ồn lớn từ trò chơi, quạt gió, loa đài có công suất quá lớn không phù hợp với môi trường vui chơi của trẻ nhỏ. Tại khu xúc cát, trẻ em rất dễ lọt vào mũi, vào tai, nhiều trẻ bé còn cho vào miệng nhai... gây nên hậu quả khôn lường. Khu nhà bóng, nhà phao còn ẩn hiện nhiều nguy cơ hơn do những quả bóng hay sàn nhà phao ít khi được lau rửa, vệ sinh, nhiều phụ huynh dỗ con em mình bằng cách mang bánh trái, cháo, sữa vào trong khu vui chơi khiến vụn bánh, cơm, cháo dính vào đồ chơi..., đây chính là môi trường nuôi dưỡng mầm bệnh và làm dịch bệnh lây lan...

Để đảm bảo sự an toàn cho trẻ trong các khu vui chơi không chỉ giúp các em nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, mà còn hướng các em đến những điều mới lạ, khơi gợi hứng thú, thúc đẩy trẻ suy nghĩ, hoàn thiện quá trình phát triển về cả thể chất và tâm hồn.

Các chuyên gia tư vấn giáo dục cho rằng, trong lứa tuổi phát triển trí óc, rèn luyện thể chất, hoàn thiện kỹ năng, trẻ em rất cần có không gian hoạt động cả trong nhà và ngoài trời. Cũng chính ở độ tuổi hiếu động, tò mò tìm hiểu thế giới này, các em cũng gặp phải rất nhiều rủi ro nếu không có sự giám sát chặt chẽ.

Tuy nhiên, hầu như tất cả các chấn thương thông thường khi chơi đều có thể ngăn ngừa được nếu như quy trình quản lý được xây dựng chi tiết theo quy chuẩn nghiêm ngặt và thực hiện đầy đủ gắn liền với trách nhiệm pháp lý.

Cơ quan chức năng cần có quy định, chế tài xử phạt cụ thể

Khu vui chơi cho trẻ em là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng. Công tác bảo đảm sự an toàn cho các sân chơi này đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và người dân cũng như các tiêu chuẩn về thiết kế hạ tầng, thiết bị, vật liệu...

Song vấn đề bảo đảm an toàn tại các điểm vui chơi, giải trí hiện nay đang bị cả nhà tổ chức và người đến chơi chưa coi trọng. Thông tư 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 6/3/2014 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có hiệu lực từ tháng 5/2014 quy định rõ, trò chơi mang theo người lên cao từ 2m trở lên, tốc độ di chuyển từ 3m/s so với sàn cố định (như các trò tàu lượn cao tốc, đu quay, máng trượt) thuộc danh mục máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, bắt buộc phải kiểm định, kiểm tra bảo đảm an toàn trước khi đưa vào sử dụng.

Cũng theo quy định này, các thiết bị đồ chơi trong nhà lẫn ngoài trời phải được kiểm tra định kỳ 1 năm/lần; ngoài ra, còn có các đợt đánh giá, kiểm tra theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều điểm vui chơi, giải trí không tuân thủ quy định kiểm tra định kỳ. Công tác kiểm tra, đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền cũng chưa được thực hiện thường xuyên. Thêm vào đó, hiện đã có quy định về kiểm định chất lượng thiết bị, trò chơi khi đưa vào sử dụng nhưng công tác kiểm tra, thanh tra, xử phạt còn hời hợt.

Chính vì thế, trong khi chờ các cơ quan chức năng có quy định, chế tài xử phạt cụ thể hơn, để đảm bảo an toàn cho trẻ em, các phụ huynh nên cân nhắc, lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe của con mình để tránh những sự cố không đáng có. Nhà trường nên lồng ghép những bài học kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy để hướng dẫn trẻ cách chơi sao cho an toàn, hoặc cho trẻ tham gia một số tình huống giả định để trẻ biết cách phòng tránh và xử trí khi gặp sự cố.

Không gian đáng sống giữa nội đô cho con trẻ
Sự tham gia của trẻ em vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục
Được hưởng thụ bình đẳng giới trên không gian mạng
Linh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quảng Ninh: hàng trăm suất cơm miễn phí hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Quảng Ninh: hàng trăm suất cơm miễn phí hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Mặc dù phải hứng chịu lũ lụt nặng nề sau bão số 3 song lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh vẫn quyết định nhường 100 tỉ tiền hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong khi đó, hàng trăm suất cơm miễn phí từ các nhà hàng đã được chuyển tới tay người dân ở thành phố Hạ Long.
Mở rộng hành lang đón các nhà đầu tư vào tái chế rác thải

Mở rộng hành lang đón các nhà đầu tư vào tái chế rác thải

Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, nhu cầu sử dụng vật liệu xây phục vụ thi công xây dựng các công trình tại TP Hà Nội rất lớn, chiếm khoảng 15% nhu cầu cả nước. Điều này đặt ra bài toán về các loại vật liệu mới, tái chế, thông minh phù hợp với kiến trúc hiện đại thay thế cho các loại VLXD truyền thống. Để không lãng phí “tài nguyên” cần khuyến khích các nhà đầu tư, tái chế phế thải xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay.
Di dời gần 90 hộ dân với 170 nhân khẩu đến nơi an toàn

Di dời gần 90 hộ dân với 170 nhân khẩu đến nơi an toàn

Để đảm bảo an toàn cho người dân, huyện Thạch Thất đã di dời 87 hộ dân với 170 nhân khẩu đến nơi an toàn. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trong huyện tiếp tục tập trung cao độ công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
VinaPhone nhanh chóng đảm bảo liên lạc sau bão

VinaPhone nhanh chóng đảm bảo liên lạc sau bão

Cơn bão số 3 đi qua để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh phía Bắc trong đó mạng lưới viễn thông cũng bị gián đoạn. Bằng sự nỗ lực của toàn bộ Tập đoàn VNPT, phần lớn các trạm phát sóng bị ảnh hưởng trong bão đã được nhanh chóng khôi phục nhằm duy trì và hỗ trợ liên lạc cho các cấp chính quyền và người dân.
Nguyên nhân ban đầu làm sập cầu Phong Châu

Nguyên nhân ban đầu làm sập cầu Phong Châu

Sáng 9/9, sự cố sập cầu Phong Châu tại quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận, nguyên nhân ban đầu cũng đã được cơ quan chức năng thông tin.
Phú Thọ thông báo phân luồng giao thông sau sự cố sập cầu Phong Châu

Phú Thọ thông báo phân luồng giao thông sau sự cố sập cầu Phong Châu

Liên quan đến sự cố sập cầu Phong Châu, Công an tỉnh Phú Thọ vừa phát đi thông báo phân luồng giao thông.
Sạt lở đất nghiêm trọng tại Bát Xát, Lào Cai khiến 8 người mất tích

Sạt lở đất nghiêm trọng tại Bát Xát, Lào Cai khiến 8 người mất tích

Sáng 9/9, huyện Bát Xát, Lào Cai lại tiếp tục đối mặt với một trận sạt lở đất nghiêm trọng, khiến 8 người mất tích sau trận mưa lớn gây lũ quét. Các lực lượng cứu hộ hiện đang khẩn trương tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn những người bị mất tích.
Sau bão số 3, Hà Nội và nhiều địa phương miền Bắc đối diện nguy cơ ngập úng

Sau bão số 3, Hà Nội và nhiều địa phương miền Bắc đối diện nguy cơ ngập úng

Sáng 9/9 đến 11/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở khu vực Bắc Bộ, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt.
Thời tiết khu vực Hà Nội đêm 8/9 và ngày 9/9: có lúc có mưa và dông

Thời tiết khu vực Hà Nội đêm 8/9 và ngày 9/9: có lúc có mưa và dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới qua khu vực Bắc Bộ nối với hoàn lưu của vùng áp thấp suy yếu từ bão số 3, từ đêm 8/9 đến ngày 9/9, nhiều khu vực trên cả nước có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Hải Phòng: học sinh tiếp tục nghỉ học ngày 9/9/2024 cho đến khi có thông báo mới

Hải Phòng: học sinh tiếp tục nghỉ học ngày 9/9/2024 cho đến khi có thông báo mới

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các trường thông báo học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 9/9/2024 cho đến khi có thông báo mới.
Hà Nội: bảo đảm các điều kiện an toàn để học sinh đi học trở lại sau bão số 3

Hà Nội: bảo đảm các điều kiện an toàn để học sinh đi học trở lại sau bão số 3

Ngày 8/9, UBND TP Hà Nội đã ban hành công văn số 2962/UBND-KGVX về việc khắc phục hậu quả cơn bão số 3, đảm bảo các điều kiện để học sinh trở lại trường học.
Các trường học Hà Nội tích cực khắc phục hậu quả bão số 3 để đón học sinh trở lại

Các trường học Hà Nội tích cực khắc phục hậu quả bão số 3 để đón học sinh trở lại

Ngày 8/9, các trường học trên địa bàn Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả của bão số 3, đảm bảo điều kiện an toàn, sẵn sàng đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động