Cần chú trọng “ba nhất” trong phòng, chống xâm hại trẻ em
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBộ trưởng cho biết, Tháng hành động vì trẻ em năm nay diễn ra trong bối cảnh Quốc hội tiến hành giám sát tối cáo việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.
Trong Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng đã quy định rõ trách nhiệm của từng ngành, của cả phụ huynh cũng như của các em. Nếu bản thân các em không biết mình có bao nhiêu quyền thì không thể biết cách để tự bảo vệ mình.
“Các tổ chức đoàn, đội cần lưu ý hơn việc tuyên truyền Luật trẻ em đến tất cả các em. Tôi đã gợi ý Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương nên tổ chức các cuộc thi, các diễn đàn để trang bị các kiến thức về quyền trẻ em", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin
Nói thêm về công tác tuyên truyền, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, cần đổi mới công tác tuyên truyền từ truyền thông chính thống đến cách tiếp cận. Bộ trưởng lấy ví dụ cách truyền thông rất hiệu quả, rất hay đã được triển khai đó là in Logo, số điện thoại Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em lên quạt, bút, thước làm quà tặng cho các em. Cùng với đó là các thông điệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Theo Bộ trưởng, tuyên truyền từ chính các em để các em biết phòng ngừa, đề kháng với những tác động từ bên ngoài có thể xâm hại, vi phạm quyền của các em.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trò chuyện cùng các em nhỏ tại Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em 2020. Ảnh Mạnh Dũng |
Cùng với công tác tuyên truyền, Bộ trưởng yêu cầu cần xử lý nghiêm tất cả các hành vi vi phạm đến xâm hại thân thể trẻ em. Người đứng đầu của mọi cơ quan, đơn vị phải trước hết là người chịu trách nhiệm. Theo Bộ trưởng, Quốc hội rất chú trọng lĩnh vực này. Nếu như trường học nào, cơ sở nuôi dưỡng nào, gia đình nào đó mà để xảy việc vi phạm Luật Trẻ em, quyền của trẻ em, thì người đứng đầu đó dứt khoát phải chịu trách nhiệm.
Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 có chủ đề: “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em” nhằm vận động sự tham gia tích cực hơn nữa của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng vào việc bảo vệ trẻ em, đặc biệt là phòng, chống xâm hại trẻ em.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, hiện nay rất nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức làm công tác chăm sóc trẻ em, nhưng vẫn đang rời rạc đâu đó trong công tác hành động. Do vậy cần có sự chung tay tất cả mọi cơ quan, mọi người, cộng đồng xã hội, vì các em, bắt đầu từ các em và để chăm lo cho các em. Chăm lo từ việc hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại